Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Như đa phần những nghề thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời, nghề làm giấy Dó ngày nay cũng đã co cụm tới mức có thể định danh tới cá nhân, thay vì cả một làng nghề. Tháng Tám năm nay, triển lãm Bóng "Dó" mở ra trong ba ngày 12-14/8/2022, cùng sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, đã góp phần mang đến câu chuyện xưa và nay của giấy Dó, dưới góc nhìn mang hơi thở rất thời đại. 
Khán giá tham quan triển lãm Bóng "Dó". Ảnh: Kondou
Khán giá tham quan triển lãm Bóng "Dó". Ảnh: Kondou

Ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, trong số những tài liệu giấy, thì tài liệu giấy dó có tuổi thọ cao nhất. Các tài liệu giấy dó là những loại tài liệu được sản sinh lâu đời nhất, từ khi các phương tiện bảo quản chưa được phát triển, sở hữu độ Bắt màu, hút ẩm và thoát ẩm cao, đồng thời cũng cách nhiệt, cách âm tốt, do có cấu trúc dạng sợi đa chiều.

Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở Việt Nam. Giấy dó nổi tiếng nhất với công chúng là những ứng dụng dùng trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, với vai trò là chất liệu nền cho các tác phẩm có sức hút lâu bền trong lịch sử văn hóa của dân tộc như tranh dân gian Đông Hồ, tranh Hàng Trống, hay để làm tài liệu lưu trữ.

Đến với triển lãm Bóng "Dó", công chúng có thể chứng kiến những sản phẩm mang nét mới mẻ, thú vị và gần gũi, hiện đại hơn như những tác phẩm màu nước của họa sĩ minh họa Cẩm Anh, hay những tác phẩm sử dụng kỹ thuật in ảnh lâu đời từ thế kỷ 19 Cyanotype của nhiếp ảnh gia Nguyễn Kim Long.

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 1

Tác phẩm "Em Mèo" của họa sĩ Cẩm Anh.

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 2

Tác phẩm sử dụng kỹ thuật in Cyanotype của nhiếp ảnh gia Nguyễn Kim Long.

Cây Dó giấy có tên khoa học là Rhamnoneuron balansae, thuộc họ Trầm Thymelaeaceae. Cây mọc chủ yếu tại các vùng núi phía Bắc như: Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên,... và trở nên bền bỉ, mạnh mẽ sau khi đã trải qua bao nắng mưa nơi núi rừng. Từng chùm hoa Dó trắng ngần, nở rộ thơm ngát lại đem tới những hạt mầm để mọc lên cây non. Vỏ Dó đến độ bánh tẻ được thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 12 âm, khi tiết trời còn lạnh, rồi được phơi khô thật kỹ để bảo quản và dùng trong suốt năm sau. Và từ đôi bàn tay khéo léo, cần mẫn của những người thợ thủ công, những tờ giấy Dó đẹp đẽ ra đời, sẵn sàng cho một vòng đời mới.

- Giấy Dó Ngô Đức.

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 3

Tác giả và Ban tổ chức triển lãm Bóng "Dó".

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 4

Công chúng có thể biết những công đoạn cơ bản của việc tạo nên giấy dó. Ảnh: Kondou.

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 5

Workshop Học làm Giấy Dó tại Viện Goethe Hà Nội.

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 6
Ảnh: Kondou

Ngoài phần triển lãm, khán giả còn có thể đăng ký tham gia những workshop "Học làm Giấy Dó" và "Ứng dụng giấy Dó trong kỹ thuật in ấn Cyanotype" , talkshow "Giới thiệu ứng dụng hiện đại trên Giấy Dó Ngô Đức", "Một thếp giấy - Một con đường", workshop " diễn ra trong khuôn viên Viện Goethe Hà Nội.

Với sự dẫn dắt của các nghệ sĩ diễn giả, người tham gia phần nào hiểu được diện mạo của một ngành nghề đã thay đổi theo thời cuộc ra sao, những yếu tố nào giúp giấy Dó vẫn tồn tại, cũng có thể tự tay làm nên được tờ giấy Dó thành phẩm, từ bước và tận hưởng thành quả của chính mình.

Một số bức ảnh tại triển lãm do PV Ngày Nay ghi lại:

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 7
Ảnh: Kondou
Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 8

Một số tác phẩm giấy dó trong cuộc triển lãm được chuyển thể sang dạng postcard. Ảnh: Kondou.

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 9

Triển lãm đã thu hút rất nhiều khán giả đến thăm Viện Goethe từ 12 - 14/8. Ảnh: Kondou

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 10
Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 11

Những tác phẩm tranh dó tại triển lãm được bán với mức giá dao động từ vài trăm đến vài triệu.

Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 12
Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 13
Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 14
Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó ảnh 15
Nơi công nhân thi công cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 Tây Sơn phát hiện tiểu quách, bên trong chứa hài cốt.
Làm thủ tục an táng 354 hài cốt phát hiện ở phố Tây Sơn, Hà Nội
(Ngày Nay) - Ngày 26/11, liên quan đến việc phát hiện hài cốt ở phố Tây Sơn (Hà Nội), Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Hà Anh Tuấn cho biết, tháng 10/2024, khi UBND phường Quang Trung thực hiện dự án cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn, đơn vị thi công đã phát hiện 354 tiểu sành.
Tiểu thuyết Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín ấn hành năm 2023 của nhà văn Nguyễn Một nhận giải ASEAN 2024
Nhà văn Nguyễn Một: Tôi tin mỗi tác phẩm cũng như đời người đều có số phận!
(Ngày Nay) - Ngày 25/11 tại Bangkok (Thái Lan), giải thưởng Văn học ASEAN đã được trao cho nhà văn Nguyễn Một và nhà văn Nguyễn Bình Phương. Nhà văn Nguyễn Một nhận giải cho tiểu thuyết Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín ấn hành năm 2023 và Nguyễn Bình Phương với tiểu thuyết Một ví dụ xoàng ấn hành năm 2022.
EU khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
EU khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
(Ngày Nay) - Ngày 25/11, Liên minh châu Âu (EU) chính thức khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối động thái của Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu mạnh nhập khẩu từ khối 27 nước thành viên này.
"Kết nối năm châu" tại lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024
"Kết nối năm châu" tại lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024
(Ngày Nay) -  Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024, do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến 1/12 tại Công viên Thống Nhất. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu," sự kiện quy tụ các hoạt động đặc sắc, tạo không gian giao lưu văn hóa và ẩm thực quốc tế.