Hành trình kết nối di sản mộc bản với công nghệ hiện đại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong ngày 26/11, Hội thảo quốc tế lần thứ 10 của Hiệp hội Mộc bản Quốc tế (IAPW) với chủ đề “Mộc bản - Di sản và Công nghệ” đã diễn ra tại khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Sự kiện do Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN phối hợp với Viện Nghiên cứu Hàn Quốc và Hiệp hội Mộc bản Quốc tế tổ chức. Hội thảo thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia và học giả quốc tế, tạo ra một diễn đàn trao đổi quan trọng về di sản mộc bản trong bối cảnh hiện đại.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: SIS
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: SIS

Mộc bản, một kỹ thuật in ấn cổ xưa có lịch sử hàng nghìn năm, không chỉ là công cụ truyền tải tri thức mà còn mang trong mình giá trị văn hóa và nghệ thuật sâu sắc. Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, hội thảo đã tập trung vào các cơ hội và thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản này.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN đã khẳng định tầm quan trọng của sự kiện trong việc kết nối các nhà nghiên cứu, chuyên gia từ nhiều quốc gia.

Hành trình kết nối di sản mộc bản với công nghệ hiện đại ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: SIS

Ông Nguyễn Văn Hiệu nhấn mạnh: “Mộc bản không chỉ đơn thuần là một di sản mang tính lịch sử mà còn là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa công nghệ và văn hóa. Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật tự hào được đăng cai tổ chức sự kiện này, với mong muốn thúc đẩy những cách tiếp cận sáng tạo trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản mộc bản.” Ông cũng đề cao vai trò của công nghệ trong việc đưa mộc bản tiếp cận gần hơn với công chúng, không chỉ thông qua bảo tồn mà còn qua các hình thức triển lãm và ứng dụng thực tiễn trong đời sống.

Ông Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội Mộc bản Quốc tế, đồng thời phụ trách chuyên môn tại Hội thảo Mộc bản Quốc tế lần thứ 10, cũng chia sẻ tầm quan trọng của sự kiện này trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản mộc bản.

Hội thảo Mộc bản Quốc tế là hội thảo thường niên, luân phiên tổ chức ở các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Việt Nam, sự kiện năm nay là lần thứ hai được tổ chức sau hội thảo năm 2017 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt. Hội thảo lần này thu hút sự tham gia của 16 chuyên gia quốc tế cùng 40 chuyên gia trong nước, tất cả đều có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu mộc bản và các khía cạnh liên quan.

Dù thời gian chuẩn bị ngắn, Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 15 tham luận từ 5 quốc gia: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Pháp. So với các kỳ hội thảo trước, sự kiện năm nay có quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn đảm bảo tính toàn diện và chất lượng học thuật với sự hiện diện của các đại biểu là những nhà nghiên cứu có uy tín đến từ các nước Đông Á.

Hành trình kết nối di sản mộc bản với công nghệ hiện đại ảnh 2

Ông Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội Mộc bản Quốc tế, đồng thời phụ trách chuyên môn tại Hội thảo Mộc bản Quốc tế lần thứ 10. Ảnh: SIS

Hội thảo được tổ chức thành một phiên toàn thể và ba phiên tiểu ban, tạo cơ hội cho các đại biểu trao đổi học thuật về nhiều chủ đề kết nối với kho di sản mộc bản Việt Nam gồm Mộc bản triều Nguyễn, Mộc bản Trường Lưu ở Nghệ An, Mộc bản Đại Nam thực lục, Mộc bản Thanh Liễu, Mộc bản đền Bắc Lệ Công Đồng. Từ góc độ di sản và công nghệ, các tham luận cũng mở rộng thảo luận về giá trị mộc bản trong đời sống văn hóa, xã hội đương đại. Ngoài ra, các nội dung nghiên cứu còn đề cập đến mộc bản Đông Á dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, kỹ thuật, nghệ thuật, cũng như phương pháp bảo tồn, triển lãm và phát huy giá trị du lịch trải nghiệm tại các làng nghề mộc bản.

Dù số lượng tham luận không nhiều, các báo cáo tại hội thảo đã bao quát các khía cạnh cốt lõi, từ di sản đến công nghệ, từ truyền thống tới hiện đại, từ nghiên cứu học thuật đến ứng dụng thực tiễn. Theo ông Nguyễn Tuấn Cường, các buổi thảo luận, bình luận tại hội thảo đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các nghiên cứu. Ý kiến của các đại biểu là cơ sở để tác giả tham luận điều chỉnh, bổ sung, và phát triển các ý tưởng nghiên cứu của mình.

Hội Mộc bản Quốc tế kỳ vọng rằng, những ý tưởng được trình bày tại hội thảo sẽ tiếp tục được phát triển theo hướng đối chiếu và so sánh liên quốc gia, mở ra những hướng đi mới trong nghiên cứu mộc bản và di sản học, góp phần quan trọng vào sự phát triển học thuật toàn cầu.

Hội thảo năm nay cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục nghiên cứu mộc bản không chỉ như một kỹ thuật in ấn mà còn như một biểu tượng văn hóa đa diện, kết nối lịch sử và nghệ thuật truyền thống với những ứng dụng sáng tạo trong thời hiện đại. Sự thành công của hội thảo là minh chứng rõ nét cho nỗ lực chung của các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản mộc bản, một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa nhân loại.

"Kết nối năm châu" tại lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024
"Kết nối năm châu" tại lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024
(Ngày Nay) -  Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024, do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến 1/12 tại Công viên Thống Nhất. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu," sự kiện quy tụ các hoạt động đặc sắc, tạo không gian giao lưu văn hóa và ẩm thực quốc tế.
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.