Họa sĩ Đức Nhà sàn tại studio MU Lala, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng
Mỹ thuật Việt Nam & hành trình kiếm tìm ngôn ngữ đích thực
(Ngày Nay) - Đến giờ, Mỹ thuật Việt Nam vẫn trong một quá trình khá chật vật, với tương đối ít cơ hội cho các nghệ sĩ cất mình. Chúng ta đang sở hữu “một nền nghệ thuật ấm ức, muốn nói mà không nói được, muốn diễn tả nhưng không diễn tả được”, như họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức (Đức “nhà sàn”) nhận định. Ông nhấn mạnh, sự “ấm ức” này không xuất phát từ sự ngăn trở trói buộc, mà là do thế hệ họa sĩ, nghệ sĩ của chúng ta vẫn chưa tìm được ngôn ngữ đích thực.
Triển lãm 'Linh thú' đón chào Quý Mão 2023
Triển lãm 'Linh thú' đón chào Quý Mão 2023
(Ngày Nay) - Sáng ngày 17/12, triển lãm "Linh Thú" trưng bày những bức tranh, tác phẩm điêu khắc gốm mang tinh thần Mèo của ba họa sĩ Hoàng Hải Yến, Nguyễn Ngọc Cương và Trương Thúy Anh đã chính thức ra mắt công chúng Thủ đô. Sự kiện dự kiến diễn ra trong vòng 10 ngày tại không gian nghệ thuật MU Lala (MU Lala Art space), Tây Hồ. 
Anh em Vol.2 - 'Bữa tiệc thị giác' đa chất liệu
Anh em Vol.2 - 'Bữa tiệc thị giác' đa chất liệu

(Ngày Nay) - Một năm sau cuộc triển lãm đầu tiên, "Anh em Vol.2" tiếp tục đánh dấu sự trở lại của 5 màu sắc cá tính Vũ Thái Bình, Cấn Mạnh Tưởng, Nguyễn Cao Hoàng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Lê Thế Anh.

Những rung động ngọt ngào qua 'Lăng kính của Thủy'
Những rung động ngọt ngào qua 'Lăng kính của Thủy'
(Ngày Nay) - "Như những hạt thủy tinh chuyển động dưới ánh mặt trời" là lời họa sĩ Hoàng Nghĩa Hiệp nhận xét về những tác phẩm tại cuộc triển lãm đa giác thứ hai của Nguyễn Thu Thủy. "Lăng kính của Thủy" như thế giới của tuổi thơ, với ống kính vạn hoa, hay trò chơi đoán hình qua ảnh ảo ba chiều vốn rất thịnh những năm đầu thập niên 90, hay như những thẻ bài pokemon óng ánh của đám trẻ bây giờ. Tất cả khung hình rực rỡ ấy đã làm sáng lên những ngày Hà Nội cuối thu.
Cô dâu của đêm trăng.
Họa sĩ Trương Thúy Anh và 'CƯỚI'
(Ngày Nay) - Đêm trước ngày trăng tròn nhất, rất đông anh em giới nghệ sĩ trong những bộ cánh đỏ và đen (theo yêu cầu của cô dâu) đã cùng nhau kéo về dự Lễ cưới của nữ họa sĩ Trương Thúy Anh. Tôi may mắn là người nhận được "thiệp hồng" của chị, trong đó có dặn trước: Xin phép không nhận quà mừng. Và cho đến tận khi kết thúc tất cả buổi tiệc, không ai biết được tên chú rể là gì. 
Vì sao nàng Mona Lisa lại nổi tiếng?
Vì sao nàng Mona Lisa lại nổi tiếng?
(Ngày Nay) - Từ thời kỳ Phục hưng của Ý đến nền âm nhạc đương đại, bức chân dung của Leonardo da Vinci về một người phụ nữ Florence đứng trước khung cảnh núi non đã trở thành chất liệu và nguồn cảm hứng nghệ thuật, cũng như gây ấn tượng mạnh với đông đảo công chúng. Lý do nào khiến mọi người lại quan tâm đến Mona Lisa nhiều như vậy? 
Khán giá tham quan triển lãm Bóng "Dó". Ảnh: Kondou
Triển lãm Bóng 'Dó': Câu chuyện xưa và nay trên giấy Dó
(Ngày Nay) - Như đa phần những nghề thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời, nghề làm giấy Dó ngày nay cũng đã co cụm tới mức có thể định danh tới cá nhân, thay vì cả một làng nghề. Tháng Tám năm nay, triển lãm Bóng "Dó" mở ra trong ba ngày 12-14/8/2022, cùng sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, đã góp phần mang đến câu chuyện xưa và nay của giấy Dó, dưới góc nhìn mang hơi thở rất thời đại. 
Jan Brueghel, "The Sense of Smell" (1617–18), thuộc bộ sưu tập của Museo del Prado, Madrid.
Không chỉ ngắm những bông hoa trong tranh Jan Brueghel, người xem còn có thể ngửi thấy mùi của chúng
(Ngày Nay) - Hàng trăm nghìn du khách đến thăm Bảo tàng Prado của Madrid (Tây ban Nha) mỗi năm để thưởng thức bức tranh có niên đại từ thế kỷ 17 "The Sense of Smell" (Khứu giác) của nghệ sĩ người Flemish Jan Brueghel the Elder , trong đó một phụ nữ khỏa thân nằm nghiêng với một đứa trẻ được bao quanh bởi những con vật nhỏ đang ăn, trong một khung cảnh ngập tràn cỏ cây hoa lá.
Jenny Saville, "Strategy", 1994, sơn dầu trên canvas, bộ ba tấm, 108 x 250½ inch.
Béo và Nữ quyền
(Ngày Nay) - Những người có thân hình đầy đặn theo tiêu chuẩn ngày nay đều là những hình mẫu nổi bật trong các bức tranh cổ điển của Titian, Rubens và nhiều nghệ sĩ khác. Roxane Gay, một nhà văn sống ở New York và Los Angeles, đã trò chuyện với Jenny Saville, một họa sĩ sống ở Oxford về chủ đề béo và nữ quyền, cũng như cam kết chung của họ trong việc nuôi dưỡng một thế hệ nữ nhà văn và nghệ sĩ trẻ.
Khách tham quan khu trưng bày mỹ thuật đương đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Không gian nghệ thuật giúp công chúng có cái nhìn toàn diện về mỹ thuật đương đại Việt Nam
(Ngày Nay) - 65 tác phẩm thuộc các thể loại hội họa, đồ họa, điêu khắc… được các họa sỹ sáng tác từ năm 1986 đến nay ở Không gian trưng bày Mỹ thuật đương đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã giúp công chúng có cái nhìn toàn diện hơn về nền mỹ thuật Việt Nam đương đại.
Gặp nhau tại DESTROYER - bữa tiệc thời trang và hội họa
Gặp nhau tại DESTROYER - bữa tiệc thời trang và hội họa
(Ngày Nay) - Lấy cảm hứng từ bộ sưu tập “Destroyer Denim” của thương hiệu Daanchoi, lần đầu tiên các nghệ sĩ Hoàng Kenzee và Hà Jamie của Daanchoi có một màn bắt tay hợp tác cùng họa sĩ Trương Thúy Anh, cho ra mắt sự kiện triển lãm thời trang kết hợp hội hoạ mang tên "Destroyer". Các tác phẩm thời trang và hội họa đã được bày trí sắp đặt trong Không gian nghệ thuật của MU Lala Art Space, Tây Hồ, Hà Nội.  
MU Lala Art Space: Không gian ấm cúng dành cho những người yêu nghệ thuật
MU Lala Art Space: Không gian ấm cúng dành cho những người yêu nghệ thuật
(Ngày Nay) - Với mong muốn chia sẻ, lan tỏa giá trị nghệ thuật tới cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, họa sĩ Trương Thúy Anh đã có ý tưởng biến xưởng vẽ của mình thành không gian nghệ thuật MU Lala (MU Lala Art Space). Đây là một dự án tâm huyết của Thúy Anh và các hoạ sỹ trẻ Ngõ Hàng Khéo ấp ủ từ đầu năm 2021. Trải qua một năm khó khăn đối với tất cả mọi người, các nghệ sĩ cuối cùng đã biến ý tưởng thành hiện thực, "tái sinh" xưởng vẽ thành một sân chơi nghệ thuật đầy hứng khởi. 
Trịnh Lữ và 70 năm "Vẽ gì cũng là tự họa"
Trịnh Lữ và 70 năm "Vẽ gì cũng là tự họa"
(Ngày Nay) -  “Vẽ gì cũng là tự họa” là tên cuốn sách mỹ thuật của họa sĩ Trịnh Lữ - cuốn sách khởi đầu Tủ sách Mỹ thuật Việt Nam của Omega Plus và cũng là chủ đề triển lãm cá nhân của ông được diễn ra tại The Muse Artspace trong những ngày đầu năm mới.
Chiếc đĩa đất có hình vẽ một người phụ nữ (bên trái) có nét tương đồng nổi bật với bức "Chân dung HyangAn" (những năm 1960) của họa sĩ Kim Whanki, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Whanki.
Tranh của danh họa Kim Whanki được tìm thấy trên một chiếc đĩa đất
(Ngày Nay) - Kim Whanki hay Kim Hwan-gi (1913-1974), là một họa sĩ tiên phong cho trường phái tranh trừu tượng ở Hàn Quốc, nổi bật nhất với dòng tranh đơn sắc Dansaekhwa. Các tác phẩm nghệ thuật của Kim Whanki thường tập trung sử dụng họa tiết văn hóa Đông Á như chum, vầng trăng, chòm sao, những dấu chấm. Trong những năm gần đây, tên tuổi Kim Whanki một lần nữa lại gây chú ý trong giới nghệ thuật, khi giá trị các tác phẩm của ông không ngừng tăng lên. 
Nền tảng TRiCERA ART hiện có sự góp mặt của tám trăm nghệ sĩ, 7.000 tác phẩm đến từ Nhật Bản. Những con số vẫn tiếp tục tăng lên — một thế giới quan mới đang hình thành.
TRiCERA ART - nền tảng nghệ thuật từ Nhật Bản
(Ngày Nay) - Vào thời điểm TRiCERA ART ra đời vào năm 2018, vũ trụ nghệ thuật trực tuyến đã tràn ngập các diễn đàn nghệ thuật thuộc mọi thể loại. Bắt đầu với hơn một trăm nghệ sĩ vào cuối năm 2019, TRiCERA ART hiện đã thu hút được 5.000 nghệ sĩ từ hơn 100 quốc gia. Nền tảng này đã phát triển và mở rộng ra ngoài phạm vi nước Nhật, đặc biệt là tại các quốc gia châu Á.