Phụ nữ Nhật Bản ngày càng cô đơn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tỷ lệ tự tử ở phụ nữ Nhật Bản tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19, thực trạng này đã thúc đẩy các lời kêu gọi hỗ trợ cho những hộ gia đình có thu nhập thấp.
Phụ nữ Nhật Bản ngày càng cô đơn

Tháng 3 năm 2020, Sato Ayako nhận được thông báo rằng nhà trẻ nơi cô làm việc sẽ tạm thời đóng cửa theo quy định của chính phủ.

Bà mẹ hai con khi đó không quá lo ngại về vấn đề này, Sato tin rằng rồi cô sẽ sớm trở lại công việc.

Vài tháng sau đó, Sato đã phải bỏ bữa để nhường thức ăn cho các con. Cô dần trở nên mặc cảm với bản thân, phần vì không thể lo đủ đữa cho hai con gái, phần vì không xoay đủ tiền để lo cho hai con học đại học.

“Tôi yêu trẻ con và thực sự muốn tiếp tục làm việc tại nhà trẻ, nhưng nhiều phụ huynh không muốn đưa con trở lại trường. Cơ quan thì cho biết họ không còn việc gì khác cho tôi làm", Sato chia sẻ.

Hàng tháng, người phụ nữ hơn 40 tuổi này lại phải chắt chiu các khoản tiền phúc lợi nhỏ nhặt mà chính quyền cung cấp để cầm cự.

Nhưng đến mùa hè, Sato không thể làm chủ tình hình tài chính, tâm trí cô cũng dần trở nên tệ hơn.

“Tôi thực sự nghĩ rằng các con tôi sẽ khá giả hơn nếu tôi chết. Tôi sợ rằng chúng có thể phải bỏ học và tìm việc làm, đó là điều tôi không mong muốn nhất. Nhìn cảnh tôi khóc mỗi ngày chắc hẳn cũng khiến hai đứa cảm thấy tồi tệ", bà mẹ nói.

Tính đến cuối năm nay, hơn 80.000 người ở Nhật Bản đã bị sa thải do hậu quả của đại dịch, giống như Sato, gần một nửa trong số họ chỉ là những lao động phổ thông.

Tình trạng thất nghiệp tạm thời đã ảnh hưởng nặng nề tới phụ nữ Nhật Bản. Mặc dù số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động nước này đã tăng mạnh trong những năm gần đây (chiếm 40% thị trường lao động), nhưng phần lớn làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, giải trí, bán lẻ, khách sạn và các công việc vặt được trả lương thấp.

Phụ nữ Nhật Bản ngày càng cô đơn ảnh 1

Nhiều phụ nữ Nhật Bản phải làm các công việc có thu nhập thấp. Ảnh: AFP

Giáo sư Osawa Machiko từ Đại học Phụ nữ Nhật Bản cho biết do thực trạng bất bình đẳng trên, các bà mẹ buộc phải ở nhà chăm sóc con cái một khi trường học đóng cửa.

Vấn đề sống còn

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 11 năm ngoái của Viện Đào tạo và Chính sách Lao động Nhật Bản, khoảng 60% các hộ gia đình đơn thân tại Nhật Bản cho biết hoàn cảnh sống của họ ngày càng tồi tệ, với hơn 1/3 số người được hỏi cho biết họ còn không đủ tiền mua thức ăn.

Lần đầu tiên, chính phủ Nhật Bản phải giải phóng kho gạo dự trữ cho các tổ chức từ thiện vào tháng trước, trong khi các công ty dịch vụ điện, nước đã báo cáo sự gia tăng yêu cầu hoãn thanh toán hóa đơn.

Các nhân viên từ thiện cho biết họ ngày càng thấy nhiều phụ nữ và bà mẹ có con nhỏ gia nhập hàng chờ.

Dưới áp lực từ các nghị sĩ, chính phủ Nhật Bản vào đầu tháng này đã bắt đầu thảo luận về khoản trợ cấp thứ hai, lần này nhắm vào các hộ gia đình có thu nhập thấp. Trong khi các nghị sĩ khác kêu gọi thành lập một cơ quan giải quyết tình trạng nghèo ở trẻ em.

Akaishi Chieko, người đứng đầu Diễn đàn các bà mẹ đơn thân, cho biết tổ chức của cô đã nhận thấy rất nhiều cuộc gọi và email trong năm qua với nội dung kêu gọi sự giúp đỡ.

“Nhiều người trong số họ đã mất việc làm và đang phải vật lộn để chu cấp cho con cái và trả tiền thuê nhà", Akaishi nói. Tôi đã nghe nhiều lời than như: 'Tôi mệt mỏi' hay 'Tôi không thể sống tiếp'. Đây là một vấn đề sống còn".

Dư luận Nhật Bản ngày càng lo ngại về những tác động của đại dịch tới sức khỏe tâm thần khi các số liệu cho thấy tỷ lệ tự tử ở nữ giới đã tăng mạnh kể từ năm 2020, ngay cả khi tỷ lệ này giảm nhẹ ở nam giới.

Tỷ lệ tự sát đã tăng đáng kể từ tháng 7, khi ảnh hưởng của đại dịch bắt đầu lan rộng. Theo Bộ Y tế Nhật Bản, trong khi số vụ tự tử ở nam giới giảm 1% vào năm 2020, thì tỷ lệ này ở nữ giới đã tăng 14,5%.

"Tình trạng túng quẫn về tài chính đã được khuếch đại bởi cảm giác bị cô lập và điều đó giải thích sự gia tăng các vụ tự tử của phụ nữ", giáo sư Osawa Machiko chỉ ra.

Quay trở lại với Sato Ayako, người đã ly hôn cách đây gần 3 năm, cô hiện đang cố sống tích cực hơn. Sato cũng đã tìm được một công việc bán thời gian sau khi tham gia một khóa học công nghệ thông tin.

“Ly hôn thật khó khăn, nhưng đó là sự lựa chọn của tôi để có một khởi đầu mới với các con. Nhưng dịch bệnh thì khác. Các con gái tôi đang lớn và trở nên độc lập, nhưng tôi biết có nhiều người phụ nữ nuôi con nhỏ đang phải trải qua một khoảng thời gian khủng khiếp. Ở một khía cạnh nào đó, tôi cảm thấy mình là một trong số ít còn may mắn", Sato nói.

Theo The Guardian
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.