Dịch bệnh khiến nhiều phụ nữ Nhật Bản tự tử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mất việc, bị cô lập trong nhà, trở thành gánh nặng gia đình, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng áp lực lên phụ nữ Nhật Bản và làm gia tăng số vụ tự tử trong năm qua.
Hashimoto Nazuna từng thoát chết sau khi tự sát và hiện muốn giúp đỡ những phụ nữ bị trầm cảm do dịch bệnh. Ảnh: NY Times
Hashimoto Nazuna từng thoát chết sau khi tự sát và hiện muốn giúp đỡ những phụ nữ bị trầm cảm do dịch bệnh. Ảnh: NY Times

Không lâu sau khi Nhật Bản tăng cường cuộc chiến chống lại dịch bệnh vào mùa xuân năm ngoái, Hashimoto Nazuna bắt đầu cảm thấy hoảng loạn. Phòng tập gym ở Osaka nơi cô làm huấn luyện viên đã tạm ngừng hoạt động, Hashimoto cũng không được gặp bạn bè thường xuyên như trước.

Sợ ở một mình, cô rủ bạn trai tới ở chung. Kể cả vậy, đôi khi Hashimoto không thể ngừng khóc. Căn bệnh trầm cảm của cô, được chẩn đoán hồi đầu năm, ngày càng trầm trọng. “Thế giới tôi đang sống vốn đã nhỏ bé. Nhưng tôi cảm thấy nó ngày càng trở nên nhỏ hơn".

Đến tháng 7, Hashimoto đã cố gắng tự tử. May mắn thay, cô được bạn trai phát hiện và đưa tới bệnh viện. Sau khi đã khá hơn, Hashimoto không ngần ngại công khai trải nghiệm của mình để cảnh báo những phụ nữ khác có tình trạng giống mình.

Dịch bệnh khiến nhiều phụ nữ Nhật Bản tự tử ảnh 1

“Thế giới tôi đang sống vốn đã nhỏ bé. Nhưng tôi cảm thấy nó ngày càng trở nên nhỏ hơn", Hashimoto nói.

Trong khi đại dịch đang gây khó khăn cho nhiều người Nhật Bản, áp lực ngày càng lớn đối với phụ nữ. Ở Tokyo, đô thị lớn nhất của đất nước, khoảng 1/5 phụ nữ sống một mình và các quy định giãn cách càng khiến họ trở nên cô đơn.

Những người có gia đình cũng không hề khá hơn khi họ phải gánh thêm áp lực chăm sóc chồng con và làm việc tại nhà, hoặc phải chịu cảnh bạo hành thể xác và tinh thần.

Chỉ trong năm ngoái, đã có tổng cộng 6.976 phụ nữ tự tước đi mạng sống của mình, nhiều hơn gần 15% so với năm 2019.

Con số này đã khiến các quan chức chính phủ và các chuyên gia sức khỏe tâm thần lo ngại. Với tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới, xã hội Nhật Bản, vốn đề cao chủ nghĩa khắc kỷ, từ lâu luôn coi chuyện sức khỏe tâm lý là điều thứ yếu.

Nishimura Yuki, giám đốc của Hiệp hội Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần Nhật Bản, cho biết: “Phụ nữ phải chịu gánh nặng trong việc phòng chống dịch bệnh. Họ vừa phải chăm sóc sức khỏe gia đình, vừa phải vệ sinh sạch sẽ bản thân và có thể bị coi thường nếu họ làm không đúng".

Gần đây, dư luận Nhật Bản đã xôn xao về trường hợp một phụ nữ 30 tuổi đã tự tử trong quá trình hồi phục COVID-19. Nhật ký của người này cho biết cô rất đau khổ vì đã lây bệnh cho người khác.

"Thật không may, ngày nay các nạn nhân thường là người bị trách móc", bà Ueda Michiko - phó giáo sư tại Đại học Waseda, người đã nghiên cứu về vấn đề tự tử, cho biết.

Các chuyên gia cũng lo ngại rằng việc các ngôi sao điện ảnh và truyền hình Nhật Bản tự sát vào năm ngoái có thể đã thúc đẩy một chuỗi các vụ tự tử bắt chước. Sau khi Takeuchi Yuko, một nữ diễn viên nổi tiếng, từng đoạt nhiều giải thưởng, tự tử vào cuối tháng 9, số phụ nữ tự tử trong tháng tiếp theo đã tăng gần 90% so với năm trước.

Tại Nhật Bản, phụ nữ thường làm các công việc bán thời gian hoặc theo hợp đồng ngắn hạn trong các ngành dịch vụ. Khi dịch bệnh bùng phát, các công ty buộc phải cắt giảm số lượng các nhân viên này.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, 1,44 triệu người lao động Nhật Bản đã mất việc làm, hơn một nửa trong số đó là phụ nữ.

Dịch bệnh khiến nhiều phụ nữ Nhật Bản tự tử ảnh 2

Một nữ nhân viên phục vụ đợi khách tại một hàng ăn ở Tokyo. Ảnh: NY Times

Trước đây, tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản đã tăng đột biến trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, trong những năm 1990 và năm 2008.

Trong những giai đoạn đó, nam giới là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất và có xu hướng tự sát nhiều hơn. Trong lịch sử, các vụ tự tử ở nam giới ở Nhật Bản nhiều hơn số vụ tự tử ở nữ giới với tỷ lệ 2/1.

Giáo sư Matsubayashi Tetsuya tại Đại học Osaka, chỉ ra rằng ở những tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất của Nhật Bản, các vụ tự tử ở phụ nữ dưới 40 tuổi tăng nhiều nhất. Hơn 2/3 số phụ nữ tự tử vào năm 2020 đarơi vào cảnh thất nghiệp.

Một thực trạng đáng báo động khác là số nữ sinh trung học tự sát đã tăng gấp đôi vào năm ngoái.

Trong trường hợp của Hashimoto Nazuna, nỗi sợ hãi về sự phụ thuộc vào bạn trai đã góp phần khiến cô cảm thấy tuyệt vọng.

Ngay cả khi phòng tập thể dục nơi cô làm huấn luyện viên cá nhân mở cửa trở lại, cô vẫn không cảm thấy đủ ổn định về mặt cảm xúc để trở lại. Sau đó, Hashimoto cảm thấy tội lỗi khi phải dựa dẫm vào bạn trai, cả về tình cảm và tài chính.

Khi quyết định tự tử, tất cả những gì cô có thể nghĩ là giải thoát cho bạn trai khỏi trách nhiệm chăm sóc cô. “Tôi muốn trút bỏ gánh nặng cho anh ấy”, cô nói.

Sau khi vượt qua căn bệnh trầm cảm, Hashimoto hiện muốn giúp những người khác học cách nói về các vấn đề cảm xúc của họ và kết nối họ với các chuyên gia.

Takeda - bạn trai của Hashimoto, rất hài lòng khi cô trao đổi một cách cởi mở về căn bệnh trầm cảm của mình. “Cô ấy là kiểu người thực sự chia sẻ những gì cô ấy cần và những gì đang xảy ra. Vì vậy, tôi rất dễ dàng hỗ trợ cô ấy".

Cùng nhau, cặp đôi đã phát triển một ứng dụng, mà họ gọi là Bloste (viết tắt của từ "xả hơi"), để kết hợp các nhà trị liệu tâm lý với những người đang tìm kiếm lời khuyên.

Hashimoto đang cố gắng hợp tác với những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và những người mới bắt đầu sự nghiệp của họ, những người sẵn sàng tính mức giá phải chăng cho những khách hàng trẻ tuổi.

Cuối cùng, cô ấy muốn tự mình đào tạo thành một nhà trị liệu, đặc biệt tập trung vào phụ nữ.

“Đất nước này chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy phụ nữ thăng tiến trong sự nghiệp và phát triển kinh tế của họ. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến sức khỏe tinh thần của phụ nữ", Hashimoto nói.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.