Putin và Trump muốn gì ở nhau

(Ngày Nay) -Putin có thể muốn Trump nhượng bộ trong các vấn đề Ukraine và Syria, đổi lại, Nga có thể dẫn độ Edward Snowden về Mỹ.
Ông Trump và ông Putin.
Ông Trump và ông Putin.

Tuần trước, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau chiến thắng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo điện Kremlin, hai ông nhất trí rằng quan hệ Mỹ - Nga hiện tại "hoàn toàn không vừa lòng". Hai nước sẽ bắt đầu một cuộc đối thoại mới dựa trên "sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".

Guardian đánh giá khả năng hai ông gặp nhau trong mùa xuân hoặc mùa hè 2017 là điều không khó tưởng tượng và tính chất cuộc đối thoại đầu tiên giữa ông Trump và ông Putin sẽ định hình các mối quan hệ quốc tế. 

Không khó để dự báo ông Putin muốn gì từ người đồng cấp Mỹ. Trước hết, Nga có thể muốn Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt sau khi nước này sáp nhập Crimea năm 2014. Châu Âu cũng đã áp đặt các biện pháp tương tự. 

Hai là Tổng thống Putin có thể muốn Mỹ công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea. Liệu ông Trump có đồng ý? Không ai dám chắc cho dù vấn đề này có thể xảy ra.

Tiếp đến sẽ là vấn đề Syria. Nhà lãnh đạo Nga có thể đề nghị Mỹ thôi đòi hỏi Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi. Thay vào đó, Moscow muốn Nga hợp tác trong cuộc chiến quốc tế chống khủng bố.

Cuối cùng sẽ là vấn đề vị thế. Điện Kremlin cảm thấy mình có quyền có trường ảnh hưởng nhất định, có thể bao gồm các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, các nước trung và đông Âu. Moscow sẽ muốn bàn về "trật tự đa cực" hay "các cực văn minh" - một cách nói ám chỉ Nga là thế lực hùng mạnh trên thế giới, ngang hàng với Mỹ.

Ông Putin có thể muốn sửa lại hiệp ước Yalta 1945, mà theo đó Mỹ, Liên Xô và Anh đã tạo ra châu Âu thời hậu Thế chiến II. Ông Trump đã thừa nhận Nga "có những lợi ích chính đáng" tại khu vực từng là "sân nhà" của họ, và ông cũng có tuyên bố hoài nghi về tương lai của NATO. Tổng thống đắc cử tuyên bố Mỹ sẽ không bảo vệ các nước không chịu đóng góp cho ngân sách của khối quân sự này.

Theo người phát ngôn Dmitry Peskov của ông Putin, hai nhà lãnh đạo có chung "cách tiếp cận về mặt ý tưởng" trong chính sách đối ngoại. Quan điểm của họ "giống nhau một cách kinh ngạc", ông Peskov nói tại New York.

Trump muốn gì ở Putin

Nhưng ông Trump sẽ muốn gì ở ông Putin? Đây là điều khó đoán. Với tư cách một nhà đàm phán bản lĩnh không dễ nhượng bộ, ông Trump chắc chắn sẽ đòi hỏi điều gì đó từ phía Nga, nhưng thực tế là Moscow không có gì nhiều để trao đổi với Mỹ, ngoài việc cải thiện mối quan hệ song phương đang u ám.

Theo Guardian, ông Putin có thể nhượng bộ trong vấn đề Edward Snowden - cựu nhân viên CIA đã tố cáo các hoạt động do thám của tình báo Mỹ và trốn tại Moscow từ năm 2013. Thời hạn tị nạn của Snowden tại đây sẽ hết trong mùa hè tới. Có thể tưởng tượng rằng, một ngày nào đó chính quyền Nga sẽ thông báo Snowden đã vi phạm các điều khoản cư trú và bị dẫn độ về Mỹ.

Putin và Trump muốn gì ở nhau ảnh 1Edward Snowden. 

Dù vậy, viễn cảnh này vẫn không đủ để lý giải vì sao ông Trump công khai ủng hộ Tổng thống Putin mạnh mẽ đến vậy. Suốt chiến dịch tranh cử tại Mỹ, ông Putin là lãnh đạo quốc tế duy nhất ông Trump nhiều lần dành lời khen và thậm chí tỷ phú còn gọi ông Putin là "nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn" ông Obama.

Báo giới đã cố gắng tìm hiểu xem liệu ông Putin có đòn bẩy gì đối với ông Trump hay không. Manh mối có thể kể đến là Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ông Manafort năm 2007 - 2012 làm cố vấn cho cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người đã chạy sang Nga sau khi bị phế truất năm 2014.

Ngoài việc tư vấn cho ông Yanukovych thay đổi diện mạo và hình ảnh trước công chúng, Manafort còn phát triển mối quan hệ với các nhà tài phiệt giàu ảnh hưởng. Trong số này có Oleg Deripaska và Dmitry Firtash, những người đã đầu tư cho các hoạt động kinh doanh tay trái của Manafort, một số trong đó có liên quan đến bất động sản tại New York.

Không ai có thể biết rõ các tỷ phú Nga có liên quan đến bất động sản của ông Donald Trump hay không, càng không ai có thể rõ liệu ông Putin có trong tay "vũ khí bí mật" gì mà khiến tỷ phú bạo miệng Mỹ "chưa bao giờ buông một từ chỉ trích Putin", như nhà sử học Francis Fukuyama từng viết trên tờ Financial Times.

Suốt nhiều tháng, đã có không ít suy đoán rằng tình báo Nga có thể nắm trong tay thông tin gì đó khiến ông Trump phải e sợ, nhưng tất cả đều không thể xác minh. Lần gần nhất ông Trump tới Moscow là tháng 11/2013, khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ được tổ chức tại đây. 

Putin và Trump muốn gì ở nhau ảnh 2Donald Trump thăm Nga năm 2013. 

Với ông Putin, 2016 là một năm tuyệt vời. Trong tuần qua, các ứng viên tổng thống thân Nga đã đắc cử tại Moldova và Bulgaria. Liên minh châu Âu (EU) trong khi đó suy yếu vì hàng loạt khủng hoảng, bao gồm việc Anh quyết định ra đi. Những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu đang thắng thế. Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel, người được xem như nhà lãnh đạo của thế giới tự do, đã sụt giảm uy tín nhiều.

Tư tưởng chủ đạo của ông Putin lâu nay vẫn là chống Mỹ hóa. Cho đến trước khi ông Trump đắc cử, nhiều người Nga tin rằng họ đang trong một cuộc chiến với phương Tây, với chiến trường ủy nhiệm tại Syria và Ukraine, còn một cuộc chiến toàn diện đã cận kề. Nhưng giờ ông Trump đã là tổng thống, Mỹ có thể sẽ không còn đứng đầu trong danh sách những đối thủ chính thức của Nga.

Trước mắt, có lẽ sẽ có một sự nồng ấm giữa Washington và Moscow lần đầu tiên trong vòng 15 năm. Và "chuyện tình" Trump - Putin có thể còn tiếp diễn trong một khoảng thời gian nữa.

Theo Vnexpress
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.