Quảng Bình: Đê Hữu Gianh xuống cấp nghiêm trọng

Đê Hữu Gianh tại xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch được xây dựng nhằm mục đích ngăn mặn, bảo vệ trực tiếp cho hơn 100 ha lúa 2 vụ và 15 ha nuôi nuôi trồng thủy hải sản của người dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng cơn bão số 10 từ năm 2017 đã khiến con đê hư hỏng nặng nề, cho đến nay tình trạng xuống cấp còn diễn ra nghiêm trọng hơn khiến người dân hết sức lo lắng.
Đê Hữu Gianh xuống cấp nghiêm trọng
Đê Hữu Gianh xuống cấp nghiêm trọng

Đê Hữu Gianh được đầu tư xây dựng từ năm 2013, nhằm mục đích ngăn nước biển, bảo vệ cho hơn 100 ha đất ruộng 2 vụ của dân và hơn 15 ha hồ nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, từ sau cơn bão số 10 năm 2017 đê đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng đến nay chính quyền địa phương lẫn cơ quan chức năng vẫn chưa thể khắc phục.

Đê Hữu Gianh có chiều dài gần 5km thì có khoảng 1,5 km đê bị xuống cấp. Tại xã Bắc Trạch theo ghi nhận của PV, hiện tưởng xuống cấp diễn ra nghiêm trọng, nhiều điểm sạt lở kéo dài hơn 300 mét. Nghiêm trọng hơn đá lát tại bờ kè của đê nhiều vị trí bị xói lở và trôi ra hoàn toàn, ngày càng ăn sát vào thân đê.

Quảng Bình: Đê Hữu Gianh xuống cấp nghiêm trọng ảnh 1

 Nhiều đoạn sạt lở kéo dài

Theo người dân địa phương tình trạng đê xuống cấp, sạt lở đã diễn ra nhiều năm, đặc biệt là sau khi cơn bão số 10 năm 2017 diễn ra khiến cho đê ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính quyền địa phương đã nhiều lần đầu tư sửa chữa, tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp nên chỉ sửa chữa những điểm xuống cấp nhỏ nhưng cũng chỉ được một thời gian khi mưa lũ lớn đê lại bị xói lở.

Quảng Bình: Đê Hữu Gianh xuống cấp nghiêm trọng ảnh 2

 Xói lở ăn sâu vào thân đê

Trao đổi với Phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Tuân- Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, cho biết: “Đê Hữu Gianh được xây dựng từ năm 2013 nhằm mục đích bảo vệ cho hơn 100 ha đất ruộng lúa 2 vụ và khoảng 15 ha diện tích hồ nuôi trồng thủy hải sản cho người dân. Do cơn bão năm 2017 nước biển tràn vào làm đê xuống cấp nghiêm trọng. Địa phương đã làm tờ trình gửi các cơ quan có liên quan, UBND huyện, UBND tỉnh và Chi cục đê điều rồi, họ đang tìm nguồn kinh phí để khắc phục. Bây giờ nguồn kinh phí quá lớn, trong khi kinh phí địa phương không có đủ để xây dựng, chỉ mong các cơ quan, ban ngành quan tâm giúp đỡ sớm tìm nguồn ngân sách để sớm xậy dựng, khắc phục lại đê tránh những thiệt hại gây ra cho người dân”.

Quảng Bình: Đê Hữu Gianh xuống cấp nghiêm trọng ảnh 3

 Xói lở ăn sâu vào thân đê

Theo ông Tuân việc sửa chữa Đê Hữu Gianh là cấp thiết, trong khi mùa mưa lũ lại sắp đến, nếu không có biện pháp khắc phục thì lúc xảy ra mưa bão, lũ lớn thì tình trạng xuống cấp sẽ còn nặng nề, nghiêm trọng hơn có thể sẽ gây thiệt hại cho người dân.

Quảng Bình: Đê Hữu Gianh xuống cấp nghiêm trọng ảnh 4

 Tình trạng xuống cấp nghiệm trọng diễn ra mạnh sau cơn bão số 10 năm 2017

Ông Nguyễn Trọng Tuyển- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch, cho biết: “Trong danh mục hàng năm rà soát công trình trước mùa mưa bão, sau mùa mưa bão, hiện nay huyện đã có báo cáo, đề xuất với tỉnh. Có một số đê sau cơn lũ 2017 đã xuống cấp, trước mắt giao chính quyền địa phương chủ động tìm nguồn lực để khắc phục. Cái này trước đầu tư xây dựng là ngân sách Trung ương, hoàn thiện bàn giao thì theo phân cấp là giao cho xã quản lý. Xã quản lý duy tu bão dưỡng, vận hành, bây giờ bão dưỡng nguồn lực địa phương không có, xã thì xin huyện, huyện không có thì lại xin tỉnh, tỉnh chờ ngân sách Trung ương. Hàng năm sau mưa lũ nhiều điểm sạt lở tùy theo múc độ nếu điểm nhỏ xã có thể bố trí kinh rồi huyện hỗ trở để sửa chữa nhưng những điểm sạt lở mạnh thì không có kinh phí phải chờ tỉnh và Trung ương.

Quảng Bình: Đê Hữu Gianh xuống cấp nghiêm trọng ảnh 5

Tình trạng đê xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân lo lắng

Ông Hà Xuân Đàn- Trưởng phòng Quản lý đề điều, Chi cục thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, cho biết: “Do bão năm 2017 lớn nên đê đã bị sạt lở, xuống cấp. Còn theo phân cấp đê này giao về cho xã quản lý, nếu hư hỏng nhỏ thì xã có thể bố trí kinh phí để sửa chữa còn hư hỏng nặng nguồn kinh phí lớn thì phải báo cáo lên huyện và tỉnh. Vừa rồi chúng tôi đã có báo cáo tỉnh đề xuất hỗ trợ kinh phí để sửa chữa đê nhưng do nguồn kinh phí quá lớn nên chưa thể sửa chữa”.

Mùa mưa lũ đã đến, tình trạng Đê Hữu Gianh xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân lo lắng, đặc biệt là đối với những hộ dân nuôi trồng thủy sản. Việc nâng cấp, sửa chữa Đê Hữu Gianh là điều cấp bách để tránh những thiệt hại cho người dân.

Theo Tài nguyên và Môi trường
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.