Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với CBCC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 18/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với CBCC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Nghị định quy định đối tượng áp dụng gồm: Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh: Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước; Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương, Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Giám đốc các Đại học Quốc gia Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Phó Chủ tịch HĐND, UBND thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

Nghị định này cũng áp dụng với công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Đối tượng không áp dụng

Nghị định này không áp dụng đối với cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên; cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh nêu trên là Ủy viên Trung ương Đảng; Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội. Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với các trường hợp này thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.

Bảo đảm tuổi nghỉ hưu không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ

Nghị định quy định rõ nguyên tắc thực hiện nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn là phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định. Cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định này nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Cán bộ, công chức nữ quy định ở trên khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Đối với cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh nêu trên, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi.

Đối với các trường hợp quy định công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2022 và thay thế Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức và Nghị định số 104/2020/NĐ-CP ngày 4/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.