Rợn người phong trào ‘tự tử tập thể’ của học sinh Mỹ

Thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh tại Thung lũng Silicon (Mỹ) đang có xu hướng “tự tử tập thể” như một phong trào khiến các quan chức liên bang phải đau đầu.
Rợn người phong trào ‘tự tử tập thể’ của học sinh Mỹ

Thung lũng Silicon, nơi mệnh danh là đại bản doanh của trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới, đang dấy lên phong trào “tự tử tập thể” của giới trẻ, đặc biệt tại thành phố Palo Alto.

Rợn người phong trào ‘tự tử tập thể’ của học sinh Mỹ ảnh 1

Thành phố Palo Alto có lượng học sinh tự tử cao gấp 5 lần toàn quốc.

Palo Alto, một thành phố 66.000 dân nằm giữa Thung lũng Silicon, bang California đã có 11 trường hợp tự tử trong vòng sáu năm và bốn ca mới nhất trong năm nay. Đa số là các em lao đầu vào đường ray xe lửa đang đến.

Theo điều tra của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ CDC, đối tượng tự tử phổ biến là cáct hanh niên Mỹ từ 15-24 tuổi và tại ngoại ô thành phố San Francisco, nơi thu nhập hộ gia đình trung bình là 122 nghìn USD/năm, tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử cao hơn 5 lần so với trung bình của toàn quốc.

Một số người cho rằng, áp lực học hành thi cử là lý do chính dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên tìm đến tự tử.

Thật vậy, được bước chân vào các trường đại học lớn của Mỹ là mục đích của nhiều em trong số đó. Muốn vậy, các em phải đầu tư cá nhân từ rất sớm, điểm cao là chưa đủ mà còn phải có được những thành tích đặc biệt nổi trội khác nữa. Do đó, học sinh ngoài việc phải làm hàng khối bài tập ở nhà còn phải đạt được những thành tích xuất sắc trong các hoạt động ngoại khóa.

Rợn người phong trào ‘tự tử tập thể’ của học sinh Mỹ ảnh 2

Nguyên nhân của phong trào "tự tử tập thể" là áp lực học hành.

Hậu quả là khi không đạt được những kết quả như mong muốn, các em đã tìm đến cái chết, hoặc lâm bệnh: 52 học sinh của một trong hai trường trung học của Palo Alto đã phải nhập viện hoặc được theo dõi điều trị đặc biệt sau khi các em được phát hiện đang “thật sự có ý định tự tử”.

Cộng đồng đang tìm mọi phương pháp và kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải quyết vấn đề này.

Hiệu trưởng trường Trung học Gunn Denise Herrmann cho biết, kể từ khi tiếp quản ngôi trường cách đây 18 tháng, cô đã bắt đầu nhiều chương trình giúp giảm căng thẳng học tập cho các học sinh, bao gồm một lớp học yoga. Bên cạnh đó, các cựu sinh viên và học trong trường đã mở các cuộc trò chuyện nhằm trao đổi về cuộc sống bên ngoài trường học.

Theo ABC, trong năm 2014, Hội đồng nhà trường thành phố đã đồng ý tài trợ cho các hoạt động tri liệu tâm lý tại các trường trung học. Các viên chức nhà trường cũng quan tâm đến vấn nạn “bắt nạt qua mạng” như một yếu tố dẫn đến tự tử ở giới trẻ.

An Mai (Theo RT/ ABC)

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.