Sách giáo khoa đã 'lãng quên' Gạc Ma?

Sự kiện Gạc Ma cách đây 28 năm dường như bị lãng quên đi, SGK (SGK) Lịch sử không một dòng nhắc đến sự kiện bi tráng, oanh liệt này.
Sách giáo khoa đã 'lãng quên' Gạc Ma?

Sách giáo khoa đã quên “Gạc Ma”

Kể từ năm 2012 đến nay, SGK Lịch sử phổ thông vẫn giữ nguyên như cũ và chưa có thêm một dòng chữ nào về lịch sử chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, hay trận chiến Gạc Ma năm 1988 mặc dù Bộ GD&ĐT đã từng hứa sẽ thực hiện yêu cầu này của Hội Khoa học Lịch sử.

Sách giáo khoa đã 'lãng quên' Gạc Ma? ảnh 1

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu thất vọng khi Gạc Ma không được nhắc đến trong SGK Lịch sử. Ảnh: Zing.vn

Không chỉ vậy, ngay đến những câu chuyện lịch sử thường ngày, dường như những sự kiện này cũng bị lãng quên đi. Học sinh chỉ biết đến hình ảnh chị Võ Thị Sáu “Đi giữa hai hàng lính/Vẫn ung dung mỉm cười”, anh Phan Đình Giót ôm bộc phá, lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai, anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng… và quá xa lạ với hình ảnh về người lính Gạc Ma cách đây 28 năm. Ngay đến những người trưởng thành, khi được hỏi về Gạc Ma, tất cả đều ngạc nhiên và không biết đó là sự kiện gì.

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đã chia sẻ bài viết với Zing.vn về thực tế vị trí của hải chiến Gạc Ma nói riêng, đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói chung trong SGK hiện hành. SGK cần minh bạch thông tin, nói đúng, nói đủ sự kiện. Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 và Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) hiện nay thuộc quyền chiếm đóng và quản lý trái phép của Trung Quốc.

Sách giáo khoa đã 'lãng quên' Gạc Ma? ảnh 2

Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh: VnExpress.

Ông Hiếu cho biết, ngoài việc lược đồ trong sách lịch sử và địa lý chỉ xác định vị trí của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong khung chung của một bản đồ nền chính thức Việt Nam hiện nay, SGK Lịch sử phổ thông đều không nhắc đến 2 sự kiện quan trọng liên quan cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền và bảo vệ chủ quyền 2 quần đảo này sau năm 1975. Đó là sự kiện đầu năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ quân đội Việt Nam Cộng hòa và trận chiến Gạc Ma năm 1988.

Nói đến sự kiện này, SGK chỉ cần viết ngắn gọn: Âm mưu, thủ đoạn đánh chiếm và sát hại 64 bộ đội Việt Nam ở Gạc Ma, từ đó nêu lên hệ quả của sự kiện này cũng đủ toát lên được ý chí đấu tranh quật cường của các chiến sĩ năm xưa. Thạc sĩ Hiếu cũng nhấn mạnh, SGK phải tôn trọng và trả lại những sự thật lịch sử. Sự kiện Gạc Ma bị “quên” trong SGK là điều khó chấp nhận.

Tờ Infonet cũng viết, đến Hội thảo “kín” (mà giới Sử học gọi là Hội thảo “không báo chí”) của Bộ GD&ĐT ngày 3/11/2015, qua bài phát biểu của GS Phan Huy Lê, tất cả các đại biểu mới vỡ lẽ rằng, từ bấy lâu nay người ta lúc nào cũng hứa mà trong thực tế lại không làm gì cả!

Vòng tròn bất tử ở Gạc Ma

Thực tế trên khiến nhiều sử gia và các cựu binh sống sót trong trận đánh năm xưa thất vọng. Nhắc đến Gạc Ma, các cựu binh đều rưng rưng xúc động, bồi hồi kể lại “Vòng tròn bất tử ở Gạc Ma”.

Sách giáo khoa đã 'lãng quên' Gạc Ma? ảnh 3

Cựu binh Lê Hữu Thảo, người trực tiếp tham gia trận chiến Gạc Ma bồi hồi kể lại sự kiện cách đây 28 năm. Ảnh: Zing.vn

Cựu binh Lê Hữu Thảo (Hà Tĩnh), người trực tiếp tham gia trận chiến Gạc Ma bùi ngùi: “Trong sự kiện này, 64 cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống vì chủ quyền của quê hương”.

Ông Thảo cũng nhiều cựu binh khác đã rất vui khi Bộ Giáo dục thông tin rằng, sẽ xem xét đưa nội dung chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa... vào SGK Lịch sử với dung lượng phù hợp nhưng đến hiện tại, SGK vẫn không có một chữ nào nhắc đến sự kiện này. Thậm chí, khi ông Thảo kể về Gạc Ma, một số người coi như “chuyện lạ”, nghi ngờ sự thật.

Sách giáo khoa đã 'lãng quên' Gạc Ma? ảnh 4

Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, được treo trong phòng truyền thống Vùng IV Hải quân. Ảnh: VTC.

Niềm an ủi duy nhất đối với các cựu binh chính là việc Thư viện Quốc gia lại lưu trữ bài viết trên báo Nhân Dân năm 1988, đăng danh sách 64 chiến sĩ hy sinh trong trận chiến này. Tác giả bài viết “Vòng tròn bất tử ở Gạc Ma và bài học cho người trẻ” đăng trên Zing.vn bày tỏ, "lần mở lại những tài liệu của Hải quân Việt Nam, tư liệu của báo Nhân Dân, Thông Tấn Xã Việt Nam những năm 1988, 1989, tôi hiểu hơn lịch sử của sự kiện Gạc Ma ngày nào".

Những trang tài liệu ấy viết rằng, thời điểm 6h sáng 14/3/1988 trên bãi đá Gạc Ma, với quyết tâm không để Hải quân Trung Quốc hạ cờ Tổ quốc cắm trên đảo, thiếu úy Trần Văn Phương đã bị bắn, tử thương. Trước khi về với biển, ông hô to: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Trận chiến đã khiến 64 chiến sĩ hy sinh, nằm lại nơi biển đảo yêu dấu.

Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).

Khẳng định lịch sử không thể viết bằng trí tưởng tượng, cựu binh bày tỏ: “Lịch sử trước sau vẫn như một, cần tôn trọng, kể cả đúng hay sai, chiến thắng hay thất bại”. Người đàn ông tuổi ngũ tuần mong muốn những người lính Gạc Ma sẽ sống giữa muôn đời khi được nêu trong trang sách. Nếu sự kiện lịch sử không được lưu giữ sẽ mai một và đến lúc nào đó nó sẽ như chưa từng tồn tại.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm kể lại: Ngày 14/3/1988, đơn vị công binh hải quân Việt Nam trên Đá Gạc Ma có 48 chiến sĩ, tới đây để xây một trạm quan sát. Sáng hôm đó, lính Trung Quốc đổ bộ lên Đá Gạc Ma. Khi thấy quốc kỳ Việt Nam cắm tại đây, chúng xông tới nhổ cờ ném xuống đất. Hai chiến sĩ bảo vệ quốc kỳ đã kháng cự quyết liệt. Theo tôi được báo cáo, họ đã bị tấn công bằng dao.

Số lính Trung Quốc lên Đá Gạc Ma sau đó nổ súng, tàn sát man rợ các chiến sĩ Việt Nam. Ngoài biển có một số tàu chiến Trung Quốc neo đậu ở khoảng cách 5-6 km. Gần đó cũng có hai tàu vận tải Việt Nam, số hiệu HQ 604 và HQ 605, chỉ khoảng 400 tấn. Trên tàu không có vũ khí gì đáng kể, chỉ có một số khẩu súng 12,7mm. Tàu hải quân Trung Quốc đã dùng pháo bắn chìm hai tàu của chúng ta. 64 đồng chí đã hi sinh.

Theo Zing.vn

A.M (tổng hợp)

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.