Sài Gòn ‘tụ nước’

Nước ở đường trước nhà tôi dâng cao hơn mỗi năm sau các trận mưa hay ngày thủy triều. Vì vậy, khi mưa to tôi cố gắng không đi đâu cả, ngồi ở nhà ngắm mưa.
Jesse Peterson - Giáo viên
Jesse Peterson - Giáo viên

Rất may, xóm chúng tôi đã góp một số tiền để làm con đường cao lên, chống lại nước ngập. Tuy nhiên, một vài lần mỗi năm, nếu mưa rơi rất nhiều và nhanh thì khu vệ sinh vẫn bị ngập bởi nước cống dâng lên.

Tôi hỏi anh Bình hàng xóm, ngày xưa đường Huỳnh Tấn Phát, Quận 7 có bị ngập nhiều như bây giờ không. Anh nói không có đâu, chỉ mới mấy năm gần đây thôi. Tôi không bất ngờ nhiều về câu trả lời, vì năm sau tôi luôn thấy đường ngập sâu hơn năm trước.

Mùa mưa ở Sài Gòn, tôi thường thấy nhiều người phải đẩy xe máy của họ trong con đường đã thành sông vì động cơ không chịu nổi nước, bị chết máy. Tôi thấy vẻ mặt họ buồn, khổ và bực mình. Đặc biệt khi xe hơi đi qua, đánh sóng và văng nước lên người đi xe máy.

Tôi rất yêu quý hàng xóm và không muốn họ bị bất hạnh. Nhưng tôi khá bất lực vì biết cách người ta đang xử lý vấn đề nước ngập chỉ như một giải pháp tạm thời, giống như dán một miếng băng cá nhân vào một lỗ thủng lớn.

Ngay cả việc “dán băng dính” này cũng không được thực hiện đàng hoàng khi mới đây người ta phát hiện ra chính quyền sử dụng một cụm từ gọi là “điểm tụ nước” để nói về những con đường bị ngập. Tụ nước chứ không phải ngập, cho dù cái sự “tụ nước” này khiến nước dâng đến tận yên xe máy. Tôi không hiểu gọi tránh đi như thế để làm gì?

Hàng xóm nói rằng đường bị ngập là do quản lý không hiệu quả cơ sở hạ tầng. Nó làm tôi nghĩ về một thành ngữ tiếng Anh đại ý xây một căn nhà trên cát, tức một kế hoạch không hay, không có tầm nhìn. Nhưng chính xác trong bối cảnh này là “xây những căn nhà trên vùng đất ngập nước”.

Mực nước trung bình của các sông, kênh của thành phố tăng 1,5 cm mỗi năm. Những cơn mưa lớn có lưu lượng năm sau luôn vượt năm trước, triều cường mỗi năm lại đạt mức đỉnh mới. Các báo đều nói rằng sau 30 năm nữa vấn đề sẽ hết sức cấp bách. Tất cả cống sẽ không chảy được nữa vì đều dưới mực nước biển.

Bạn có thể dễ dàng tự mình nhận ra điều này khi lái xe xuống cuối đường Trần Xuân Soạn vào thời điểm mặt sông và mặt đường gần như ngang bằng nhau.

Các nhà khoa học thế giới dự đoán mực nước biển toàn cầu sẽ tăng ít nhất 8 cm trong vòng 10 năm tới, các quốc gia gần xích đạo, như Việt Nam, sẽ trải nghiệm mực nước biển cao hơn so với phía Bắc hoặc phía Nam. Tôi từng làm việc tại Đại học Thủy lợi vài năm trước. Rất nhiều nghiên cứu của họ chỉ ra rằng chúng ta không có giải pháp nào để giải cứu các khu vực ven biển phía Nam mà không phải trả một khoản tiền vô cùng lớn. Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng trung tâm kinh tế đang có vấn đề với các dự án chống ngập hàng tỷ đô. Vấn đề như thế nào thì báo viết cả rồi. Họ bảo thiếu mặt bằng, thiếu tiền, thiếu nhiều thứ lắm.

Nhưng tôi cho rằng có dự án tỷ đô mà tư duy người ta vẫn thế thì không cứu vãn được tình hình. Nhiều nhà khoa học ở Việt Nam khẳng định thủy triều khó lường và thất thường ở Sài Gòn là do đô thị hóa và hành vi của con người nhiều hơn là do biến đổi khí hậu toàn cầu. Một hành vi rất đáng lên án chính là xả rác bừa bãi. Rác được thải với số lượng lớn, từ khu dân cư và sản xuất ở nhiều nơi, bít các dòng chảy và khiến mỗi khi ngập lụt con người phải bơi trong nước bẩn và rác do chính mình thải ra.

Song, những căn nhà và căn hộ vẫn đang được xây dựng liên hồi ngay bên cạnh dòng sông. Ở đây, tại Quận 7, dường như chưa ai từng nghĩ cần chuẩn bị gì cho tương lai ngập nước. Để đối mặt với tương lai ấy, thậm chí người ta phải xem lại cả việc có nên sống ở Sài Gòn hay không, quy hoạch thêm dân cư tại đây không, tiếp tục đè nặng hạ tầng lên thành phố đang “tụ nước” này không? Bởi vì nếu tiếp tục chất thêm những khối bê tông lên bề mặt thành phố, thì điều duy nhất ta có thể làm là tiếp tục dằn vặt nhau xem gọi là “tụ nước” hay “ngập nước” thì đúng hơn, và tìm cách dán băng dính lên từng chỗ ngập.

Làm sao để nhắc nhở con người đừng nghĩ rằng thế giới sẽ không bao giờ thay đổi và nên cảnh giác với từng hành động nhỏ của mình?

Hàng xóm thường nói với tôi: “Jess muốn thành công ở Việt Nam cần tìm một vợ. Để tìm được vợ, bạn cần phải mua nhà trước. Tại sao bạn không mua căn nhà đó? Hay mua căn hộ đó, ở đó?”.

Đôi khi tôi nói với họ tôi không nghĩ rằng nên mua một căn nhà ở đây. Có lẽ tốt hơn tôi nên mua một chiếc thuyền để đi vòng quanh như họ làm ở Miền Tây và ở Venice.

Jesse Peterson

(Nguyên tác tiếng Việt)

Theo Vnexpress
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.