Vì sao TP HCM không bớt ngập

Thiếu vốn, các dự án chậm tiến độ, vũ lượng mưa ngày càng lớn, cống thoát nước bị lấn chiếm… khiến thành phố hiện đại nhất nước chưa giảm ngập.

Sau vài cơn mưa đầu mùa, hàng chục tuyến đường tại TP HCM tiếp tục điệp khúc "biến thành sông". Không chỉ những điểm ngập cũ, nhiều khu vực vốn có địa hình cao, mà theo người dân hiếm khi đọng nước, cũng đã rơi vào tình trạng ngập mênh mông mỗi khi mưa.

Vì sao TP HCM không bớt ngập ảnh 1
Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Sài Gòn ngập thành sông

Được đánh giá lớn nhất từ đầu năm, trận mưa tối 19/5 kéo dài gần hai giờ khiến toàn thành phố có hơn 30 điểm ngập. Người đi đường ở Nguyễn Văn Quá (quận 12), Cây Trâm, Lê Văn Thọ, Phạm Văn Chiêu, Lê Đức Thọ, Phan Huy Ích (Gò Vấp), Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh (quận 7)... không thể di chuyển vì nước cao hơn nửa bánh xe.

Các tuyến đường khác như Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân, Võ Văn Ngân (Thủ Đức), Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc lộ 13, Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh), Hồ Học Lãm, An Dương Vương (quận Bình Tân)… có nơi sâu gần một mét khiến hàng trăm xe chết máy, người điều khiển ngã dúi dụi mỗi khi ôtô chạy ngang.

Những hộ dân sống hai bên đường còn phải thức trắng đêm để tát nước tràn vào nhà, gây hư hỏng đồ đạc.

Vì sao TP HCM không bớt ngập ảnh 2
Hàng loạt tuyến đường ở TP HCM bị biến thành sông sau trận mưa nhất từ đầu mùa tối qua. Ảnh: Quỳnh Trần

5 nguyên nhân khiến Sài Gòn vẫn ngập nặng

Theo Trung tâm chống ngập thành phố, ngay từ đầu mùa mưa đơn vị đã lên kịch bản và kế hoạch ứng phó như: ký hợp đồng để nhân viên thoát nước đô thị trực tại các lưu vực cụ thể, chuẩn bị các máy bơm di động công suất lớn để giải cứu những điểm ngập nặng... Tuy nhiên, đây chỉ là cách ứng phó tạm thời, về lâu dài phải hoàn thành các dự án chống ngập đã được quy hoạch.

Ông Đỗ Tấn Long (trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước mưa - Trung tâm điều hành chống ngập nước TP HCM) cho biết, nguyên nhân đầu tiên khiến thành phố chưa thể giảm ngập là việc triển khai quy hoạch chống ngập quá chậm.

Quy hoạch thoát nước mưa (quy hoạch 752) xác định đến năm 2020 xây dựng 6.000 km cống, song hiện chỉ khoảng 2.590 km được đầu tư; phải xây 140 hồ điều tiết hỗ trợ thoát nước nhưng chưa hồ nào hoàn thành. Việc nạo vét kênh rạch cũng chỉ đạt được 1% so với kế hoạch.

Tương tự, hệ thống cống thoát nước đầu tư chưa đạt yêu cầu. Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP HCM (quy hoạch 1547) xác định triển khai 10 cống kiểm soát triều nhưng hiện mới đưa vào vận hành cống Nhiêu Lộc - Thị Nghè, số còn lại vẫn dang dở.

Công tác dự báo không lường được diễn biến biến đổi khí hậu. Quy hoạch thoát nước mưa dựa vào yếu tố mưa trong 3 giờ tối đa đạt vũ lượng 95,91mm - tương ứng với đỉnh triều 1,32 m. Nhưng thực tế có những trận mưa trong một giờ đạt 100-122 mm và đỉnh triều đã đạt tới 1,72 m. Do thông số quy hoạch không còn phù hợp thực tế nên một số cống đầu tư trong thời gian qua trở nên quá tải, dẫn đến ngập.

Bên cạnh đó, tiến độ xử lý các trường hợp lấn chiếm cống thoát nước, cửa xả, kênh rạch ở các quận huyện rất chậm, ảnh hưởng đến việc thoát nước của thành phố. Trong 75 vị trí lấn chiếm chỉ xử lý được 16. Có những trường hợp bị lấn chiếm từ rất lâu, chính quyền địa phương phải rà soát hồ sơ, nguồn gốc pháp lý nên mất nhiều thời gian.

Tình trạng lún đất đang diễn ra tại các huyện Bình Chánh; phía Nam quận Bình Tân, quận 8; phía Tây quận 7; Tây Bắc quận 2; Đông quận 12, Tây Nam quận Thủ Đức, Tây Bắc huyện Nhà Bè... với mức 5-10 mm mỗi năm trong khi mực nước biển đang dâng.

Kết quả giám sát lún mặt đất từ năm 2010 đến 2017 cho thấy có những khu vực trước đây không bị ngập do triều nhưng do mặt đất hạ thấp và sự dâng cao mực nước biển theo thời gian.

Vì sao TP HCM không bớt ngập ảnh 3
Nước tràn vào quán cà phê sau trận mưa tối qua. Ảnh: Quỳnh Trần.

Cần 97.000 tỷ đồng nhưng không biết lấy ở đâu

Các ngành chức năng của thành phố chỉ ra nguyên nhân chậm triển khai quy hoạch là các dự án chống ngập cần nguồn vốn rất lớn, trong khi nguồn lực thành phố không đủ đáp ứng. Riêng việc hoàn thành hai quy hoạch chống ngập đã được tính toán (752 và 1547) cần đến 97.000 tỷ đồng nhưng thành phố chưa biết phải huy động từ đâu, bằng cách nào.

Báo cáo lãnh đạo thành phố trong buổi làm việc mới đây, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng (Phó giám đốc Trung tâm chống ngập) cho biết, hơn hai năm qua các chỉ tiêu chống ngập chưa đạt cũng vì thiếu vốn. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng giải quyết ngập cho khu vực nội đô (từng được cam kết khánh thành vào dịp lễ 30/4 năm 2018) phải dừng thi công do ngân hàng chậm giải ngân. Dự kiến phải giữa năm sau dự án mới có thể vận hành trở lại.

"Từ đầu nhiệm kỳ tổng số vốn dự kiến cho chống ngập khoảng hơn 73.000 tỷ đồng, trong đó có giải pháp là thực hiện dự án bằng các hợp đồng PPP. Nhưng đến nay vốn ngân sách của thành phố, của trung ương chỉ huy động được hơn 26.800 tỷ. Việc sắp xếp lại các dự án theo hình thức BT, hợp đồng PPP cũng dẫn đến một số khó khăn về vốn", ông Dũng phân tích.

Vì sao TP HCM không bớt ngập ảnh 4
Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ tạm dừng thi công sẽ gây ảnh hưởng đến việc chống ngập của TP HCM trong năm nay. Ảnh: Hữu Nguyên.

Cần 'nhạc trưởng' điều hành

Tỏ ra sốt ruột vì chống ngập là một trong 7 chương trình đột phá của Đảng bộ TP HCM lần thứ X, trong buổi sơ kết công tác chống ngập trong hơn 2 năm qua, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nói rằng, ngay từ đầu nhiệm kỳ thành phố đã đặt ra mục tiêu chống ngập với 5 nhóm giải pháp: nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch; giải quyết tình trạng ngăn dòng chảy; các công trình chống ngập; ứng dụng khoa học công nghệ và vận động nhân dân, giám sát cộng đồng.

Theo ông Phong, tình trạng dân số cơ học ngày càng lớn tác động đến hạ tầng đô thị, thu hẹp diện tích bề mặt khiến tình trạng ngập nước ngày càng lớn. Vì vậy, ông đề nghị trung tâm chống ngập cùng các sở ngành phải bám sát các giải pháp để đánh giá lại hiệu quả chống ngập trong nửa nhiệm kỳ qua.

"Việc chống ngập phải có một nhạc trưởng để điều hành, chứ không thể làm lẻ tẻ, mạnh ai nấy làm, nhất là trong việc nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch", ông yêu cầu.

Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng giao Trung tâm chống ngập hệ thống lại mục tiêu cụ thể trong những năm tới về quy hoạch, thu hút nguồn lực, khoa học kỹ thuật, vận động nhân dân trong công tác chống ngập. Thành phố cần mở rộng không gian trữ nước, xây dựng các hồ điều tiết để giảm ngập ở các tuyến đường nội đô.

Theo Vnexpress
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.