Sáng nay, chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17

(Ngày Nay) - 4 thí sinh tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 đều có trình độ, tài năng và thế mạnh riêng. Họ sẽ tranh ngôi quán quân của cuộc thi này...
Phan Đăng Nhật Minh (trường THPT Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) - thứ 2 từ phải sang
Phan Đăng Nhật Minh (trường THPT Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) - thứ 2 từ phải sang

Sáng 27/8, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ truyền hình trực tiếp vòng Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17.

Cùng với diễn biến thi đấu tại trường quay S14, khán giả cũng được dõi theo không khí cổ vũ náo nhiệt tại 4 điểm cầu là các trường THPT mà 4 "nhà leo núi" đang theo học.

Thí sinh giành được giải Nhất của cuộc thi chung kết năm ngoài vòng nguyệt quế sẽ được nhận thêm phần thưởng trị giá 35.000 USD và cúp kỷ niệm. Các thí sinh xếp thứ hai và ba lần lượt giành được số tiền thưởng là 20 triệu và 10 triệu đồng.

Cùng nhìn lại 4 gương mặt vào Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17.

“Cậu bé Google” Phan Đăng Nhật Minh phá nhiều kỷ lục

Phan Đăng Nhật Minh (trường THPT Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) -  học sinh đứng thứ nhất quý 1 với 295 điểm) ắt hẳn là cái tên được chú ý nhất khi được khán giả đặt cho biệt danh “Cậu bé Google” với những câu trả lời chính xác và nhanh như điện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhật Minh cũng người liên tiếp xô đổ các kỷ lục về điểm số của chương trình qua các vòng thi tuần và tháng.

Phan Đăng Nhật Minh cũng được nhiều người biết đến và quan tâm khi từng là quán quân cuộc thi Chinh phục dành cho học sinh bậc THCS.

Ngay lần đầu tiên xuất hiện ở sân chơi Olympia ở cuộc thi tuần 1 tháng 3 quý I, Nhật Minh đã thể hiện phong độ ấn tượng khi dẫn đầu đoàn leo núi ở tất cả các phần thi. Qua đó, giành Vòng nguyệt quế của cuộc thi tuần với 400 điểm, đây cũng là số điểm kỷ lục của chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2017 tính đến thời điểm đó.

Chưa dừng lại, trong cuộc thi tháng 3 quý I, Phan Đăng Nhật Minh không chỉ giành vòng nguyệt quế mà còn có được số điểm kỷ lục của chương trình Đường lên đỉnh Olympia suốt 17 năm qua với 460 điểm.

Trước đó, người đã lập nên kỷ lục này là em Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến (sinh năm 1997, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận) tại cuộc thi tuần 2, tháng 3, quý II Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15.

Nhật Minh đã từng chia sẻ: “Em không phải là một người tham vọng, nhưng với Đường lên đỉnh Olympia thì tham vọng là có và em đặt quyết tâm sẽ phá kỷ lục điểm số của chương trình”.

Tính đến hiện tại, Nhật Minh là người duy nhất nắm cả 2 mức điểm cao nhất và thứ hai trong lịch sử của Đường lên đỉnh Olympia: 460 điểm tại cuộc thi tháng 3 quý I và 400 điểm tại cuộc thi tuần 1 tháng 3 quý I.

Đến nay, Minh vẫn luôn nuôi ước mơ phá kỷ lục 460 điểm ở Đường lên đỉnh Olympia nhưng người hâm mộ kì vọng ở cậu rất nhiều. Nhất là khi những đối thủ của “cậu bé Google” ở vòng chung kết đều có thể mạnh đáng để dè chừng.

Nam sinh quyết đoán trong những giây phút cam go

Hà Việt Hoàng (trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội) là người thứ hai có được tấm vé vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2017 khi nhất quý II với 290 điểm.

Trong số các thí sinh lọt vào trận chung kết năm nay, có lẽ Việt Hoàng là người vượt qua cuộc thi quý với nhiều cảm xúc nhất.

Bởi ở cuộc thi quý II, vị trí dẫn đầu của Hoàng bị cạnh tranh cho đến những giây phút cuối cùng với nỗ lực không mệt mỏi và rất đáng khen ngợi của bạn chơi Hoàng Đức Thuận (trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ).

Sáng nay, chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 ảnh 1 Hà Việt Hoàng (trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội)

Nam sinh Hà Nội từng thể hiện quyết tâm qua câu nói ấn tượng: “Sóc Sơn không chỉ có truyền thuyết Thánh Gióng, sân bay Nội Bài, mà hoàn toàn đủ khả năng có một cầu truyền hình”.

Phong thái điềm tĩnh và quyết đoán ngay cả trong những giây phút cam go đã cho thấy bản lĩnh của nam sinh này.

Hoàng sẽ là đối thủ xứng đáng với “cậu bé Google” Phan Đăng Nhật Minh trong cuộc đấu trí cam go Chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia.

Về thành tích học tập, Hoàng từng lọt Top 70 kỳ thi Olympic tiếng Anh thành phố Hà Nội năm 2010 - 2011, giải 3 kỳ thi IOE cấp thành phố năm 2010 - 2011, HCĐ kỳ thi IOE cấp quốc gia năm 2010 - 2011, đạt giải 3 kỳ thi ViOlympic cấp thành phố năm 2012 - 2013.

Pikalong xuất sắc “hóa rồng lên đỉnh”

Phạm Thọ Quốc Long (trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, tỉnh Bình Thuận, nhất quý III với 275 điểm) là người giành tấm vé thứ 3 vào trận chung kết năm sau màn rượt đuổi điểm số nghẹt thở ở cuộc thi quý.

Được gọi là “Pikalong”, Quốc Long với phong thái thi đấu tự tin, “càng chơi càng hay” đã xuất sắc “hóa rồng lên đỉnh”, vượt qua bạn chơi tạm dẫn đầu sau phần thi Tăng tốc một cách ngoạn mục.

Sáng nay, chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 ảnh 2 Phạm Thọ Quốc Long (trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận)

Trong cuộc thi quý III, Quốc Long thể hiện mình là đối thủ đáng gờm, khiến khán giả đi từ hồi hộp đến bất ngờ khi rút ngắn khoảng cách với người tạm dẫn đầu qua việc liên tiếp lấy điểm từ các gói Về đích của bạn chơi, trước khi bước vào phần thi được cho là sở trường của mình và ngược dòng về nhất.

Chàng trai tham gia chương trình chỉ với mục đích “để bố mẹ được lên tivi” đã ngoạn mục đem cầu truyền hình năm thứ 17 về trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, tỉnh Bình Thuận trong niềm vui vỡ òa của bố mẹ, bạn bè và thầy cô.

Kẻ chiến thắng không nói nhiều

Giành tấm vé cuối cùng tham dự Chung kết Đường lên đỉnh Olymypia nhưng Phạm Huy Hoàng (trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam) mới chính là thí sinh có điểm thi quý cao nhất trong 4 thí sinh với 330 điểm.

Được mệnh danh là “Kẻ chiến thắng không nói nhiều” sau các cuộc thi tuần và tháng, Phạm Huy Hoàng từng bước vào trận thi quý IV năm 2017 với điểm số thi tháng cao nhất trong số các bạn chơi là 340.

Sáng nay, chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 ảnh 3 Phạm Huy Hoàng (trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam)

Với việc kết thúc phần thi Tăng tốc ở cuộc thi quý với số điểm gần như gấp đôi các bạn chơi, Huy Hoàng cho thấy sẽ là đối thủ nặng ký trong trận chung kết.

Đến từ ngôi trường giàu truyền thống là Hà Nội - Amsterdam, lại có lợi thế “sân nhà” Hà Nội, Huy Hoàng nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của bạn bè. Đó là nguồn lực to lớn giúp cho “Hoàng huynh” tự tin tiến bước trong trận Chung kết.

Năm nay, cuộc thi Đường lên đỉnh Olymypia bước sang mùa thứ 17. Cả 4 thí sinh tham dự cuộc thi đều có trình độ, tài năng và thế mạnh riêng. Hôm nay, các em sẽ tranh tài để giành ngôi quán quân của cuộc thi này.

Trong số 16 quán quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olymypia, duy nhất có Lương Phương Thảo làm việc tại TP HCM. 8 người đang học tập, giảng dạy tại ĐH Kỹ thuật Swinburne, 6 nhà vô địch khác làm việc ở Australia.

Theo VOV

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?