Sao Việt kêu gọi Nam Phi rút đề xuất hợp pháp buôn bán sừng tê giác

(Ngày Nay) - "Chúng tôi không muốn sừng tê giác" là thông điệp các ngôi sao như ca sĩ Hồng Nhung, Thanh Bùi gửi tới Nam Phi, khi nước này đang đề xuất hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác.
 Tê giác trắng tại Nam Phi. Ảnh: rhinos-irf.org
Tê giác trắng tại Nam Phi. Ảnh: rhinos-irf.org

Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) đang cùng các nghệ sĩ lớn của Việt Nam kêu gọi cộng đồng tham gia chiến dịch ký tên trực tuyến toàn cầu "We don't want your rhino horn" (Chúng tôi không muốn sừng tê giác), mục tiêu là thu thập 50.000 chữ ký trên khắp Việt Nam.

Chiến dịch nhằm đề nghị Nam Phi rút lại đề xuất cho phép buôn bán sừng tê giác được Chính phủ nước này đưa ra trong dự thảo văn bản pháp lý vào đầu tháng 2. Theo dự luật, không chỉ hợp pháp hóa việc buôn bán nội địa mà người nước ngoài cũng được phép mua sừng tê giác từ Nam Phi về với "mục đích sử dụng cá nhân".

Diva Hồng Nhung, Đại sứ bảo vệ tê giác của ENV, nói: "Là công dân Việt Nam từng chứng kiến tê giác bị thảm sát ở Nam Phi, tôi và nhiều người Việt muốn gửi thông điệp đến những người đề xuất buôn bán sừng tê giác ở Nam Phi rằng chúng tôi không muốn sừng tê giác của các bạn".

Bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc ENV cho rằng, hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác đi ngược lại với các nỗ lực toàn cầu nhằm bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của tê giác. Bộ luật Hình sự mới của Việt Nam quy định mọi hành vi vi phạm liên quan đến một lượng nhỏ sừng tê (từ 50 gram trở lên) đều bị khởi tố.

Việt Nam những năm gần đây luôn bị quốc tế coi là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn - nguyên nhân khiến quần thể loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tới nay Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức, tăng cường thực thi và hoàn thiện quy định pháp luật.

Theo Vnexpress
Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
(Ngày Nay) - Sau trận động đất độ lớn 7,7 xảy ra ngày 28/3 tại miền Trung Myanmar, Thống đốc Bangkok, ông Chadchart Sittipunt đã công bố đánh giá thiệt hại chi tiết tại thủ đô Thái Lan. Theo đó, tác động nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại các công trình đang xây dựng, đặc biệt là sự sụp đổ hoàn toàn của tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) tại quận Chatuchak.