Sát thủ lĩnh 2 án tử ăn hết nửa con gà trước khi ra trường bắn

Trong lịch sử tử tù, có lẽ Phước “tám ngón” là người duy nhất có thể ăn hết bữa cơm cuối cùng trước giờ thi hành án.
Sát thủ lĩnh 2 án tử ăn hết nửa con gà trước khi ra trường bắn

Tức mẹ chặt tay, vác súng hỏi vợ

Phước “tám ngón” tên thật là Nguyễn Hữu Thành, sinh năm 1971 trong một gia đình nghèo ở Dĩ An, Thuận An, Sông Bé (cũ), nay là tỉnh Bình Dương. Ngay từ lúc cò nhỏ, Phước đã là một đứa trẻ lỳ lợm, ngỗ ngược và hung hãn. Mới học hết lớp 1, đánh vần chưa thông, viết chữ chưa thạo, Phước đã bỏ học, đi lêu lổng khắp nơi.

Theo lời kể của những người cùng thời thì vào năm 15 tuổi, vì quá ham chơi, đua đòi, quậy làng phá xóm, Phước bị bố mắng cho một trận. Bị chạm đến tự ái cá nhân, vốn tính ngỗ ngược coi trời bằng vung, Phước tức quá lấy dây thừng trói gô bố mình lại, thả xuống giếng như chiếc gầu múc nước khiến ông bố tội nghiệp sợ đến ngất xỉu. Thấy vậy, Phước mới chịu buông tha và kéo bố mình lên.

Nghe nói sau đó, bố Phước buông xuôi, bất lực nhìn cậu con trai mặc sức quấy đảo không dám la mắng nữa. Nhưng trong một lần đàn đúm rượu chè rồi gây gổ với người khác, mẹ Phước không chịu được nên đã to tiếng với thằng con “trời đánh”.

Tức lắm nhưng Phước không dám trói mẹ thả xuống giếng như đã từng làm với bố mà hùng hùng hổ hổ xách ngay con dao phay trong bếp, kê tay vào cột nhà chặt đứt luôn ngón cái và ngón trỏ bàn tay trái của mình cho hả giận. Nhìn hai ngón tay của Phước văng trên nền nhà, ai nấy đều thất kinh.

Không ai có thể tin được đó là hành động của một cậu bé 15 tuổi. Nhưng với kiểu hành động lạnh lùng có một không hai đấy, người ta có thể tin rằng đứa trẻ ghê gớm này có khả năng trở thành một tướng cướp khét tiếng, một sát thủ máu lạnh, khuấy đảo giang hồ. Biệt danh Phước “tám ngón” cũng gắn chặt với cuộc đời đầy bạo lực của gã giang hồ khét tiếng này từ thủa đó.

Không nằm ngoài dự đoán của nhiều người, Phước “tám ngón” sớm bỏ nhà đi bụi, lấy cờ bạc, cướp bóc, ăn chơi, tù tội làm vốn sống qua ngày. Năm 1988, Phước bị Tòa án nhân dân quận Gò Vấp tuyên phạt 36 tháng tù giam.

Nhưng Phước “tám ngón” đã trốn trại, quy tụ đàn em gồm toàn những đối tượng “đầu trâu mặt ngựa” thành lập băng cướp có vũ trang, tác oai tác quái trên nhiều khu vực trong và ngoài TP. Hồ Chí Minh.

Sát thủ lĩnh 2 án tử ăn hết nửa con gà trước khi ra trường bắn ảnh 1

Phước "tám ngón", tên cướp khét tiếng một thời

Cái tên Phước “tám ngón” cũng vì thế mà nổi như cồn trong giới giang hồ miền Nam và trở thành nỗi khiếp sợ của đông đảo người dân lương thiện. Tên tuổi của Phước càng đình đám hơn khi y vác súng đi hỏi một cô gái tên L.T.T. T làm vợ. Mặc dù đã có người yêu và sắp tổ chức đám cưới nhưng với cách hỏi vợ có một không hai của Phước, T. cũng phải “xuôi dòng”.

Vượt ngục Chí Hòa, lĩnh hai án tử

Mỗi lần nhắc đến Phước “tám ngón” người ta thường dùng hai từ “máu lạnh” để thể hiện nỗi ám ảnh đối với tên cướp khét tiếng giết người không ghê tay này. Đầu năm 1991, trong vòng một tháng hoạt động, băng cướp vũ trang do Phước “tám ngón” cầm đầu đã gây ra hai vụ cướp, một vụ trộm, xả súng làm một người chết, một người trọng thương.

Mặc dù bị truy quét gắt gao những một năm sau, Phước “tám ngón” mới bị sa lưới pháp luật. Ngày 24/6/1994, Phước bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên án tử hình về các tội giết người, cướp tài sản công dân.

Suốt 8 tháng bị giam giữ, tên cướp khét tiếng này chưa một phút giây nào tỏ ra hối lỗi và luôn nung nấu ý định vượt ngục. Y đã kiên trì cắt đứt chiếc cùm chân của mình trong nhiều ngày chỉ bằng một chiếc dao lam.

Đêm ngày 26/3/1995, khi thời cơ đến, Phước “tám ngón” bí mật tháo cùm, chui vào nhà vệ sinh, đục tường chui ra. Để có thể qua mắt người gác cổng, Phước trộm quần áo của quản giáo phơi ngoài sân để cải trang rồi ung dung dắt xe đạp đi qua cổng chính trại giam. Với bản lĩnh của một kẻ được mệnh danh là “sát thủ máu lạnh”, Phước có đủ bình tĩnh để qua mắt người gác cổng mà không bị nghi ngờ gì.

Sau khi có một cuộc vượt ngục không tưởng tại khám Chí Hòa chỉ với một chiếc dao lam, Phước “tám ngón” tiếp tục lún sâu vào con đường tội lỗi. Nhưng không lâu sau, tên tội phạm này đã bị đưa trở lại trại giam và lãnh án tử hình thứ hai trong phiên xét xử tại Tòa án nhân dân TP.HCM ngày 29/4/1996.

Trước khi được đưa đi thi hành án tại trường bắn Long Bình (quận 9, TP. HCM), cũng như tất cả các tử tù khác, Phước “tám ngón” được ăn một bữa cơm thịnh soạn, bữa cơm cuối cùng trong đời.

Thức ăn rất ngon, khác hẳn những bữa cơm tù thông thường nhưng ai cũng biết rằng đó là bát cơm báo tử. Nó mang lại một nỗi sợ hãi còn lớn hơn cả cái chết. Đó là nỗi sợ hãi chính bản thân mình. Bởi tâm lý thông thường của những kẻ khi sống đã gây ra quá nhiều tội ác rất sợ chết đi sẽ bị quỷ ma hành hạ dưới 9 tầng địa ngục. Và lẽ dĩ nhiên, chẳng ai đủ sức ăn nổi bữa cơm ân huệ ấy dù nó rất ngon.

Chỉ có Phước “tám ngón” là làm được cái điều chưa tử tù nào làm được. Phước đã ăn hết bữa cơm cuối cùng của mình với một nửa con gà quay trước giờ xử bắn. Nhiều người trong giới giang hồ cũng phải lắc đầu vì sự bình thản đến ma quái của Phước: “Thằng đó không phải người!”.

Đúng là chỉ có một tướng cướp máu lạnh giết người không ghê tay như Phước mới có thể làm được những điều ghê gớm đó. Tuy nhiên, có người lại cho rằng Phước chỉ gồng lên như vậy để che đậy nỗi sợ hãi của mình mà thôi chứ lúc được đưa ra pháp trường, đũng quần y ướt sũng.

Sau này, nhiều người kể lại rằng, phần mộ của Phước “tám ngón” ở trường bắn cũng từng được thuê để bốc hài cốt. Nhưng khi bật nắp quan tài, tất cả những người có mặt đều khiếp đảm bỏ chạy tán loạn vì mùi tử khí quá nặng xộc ra từ bên trong. Chuyện này chưa rõ thực hư nhưng Phước “tám ngón” chết đi rồi có lẽ đến quỷ ma cũng phải sợ.

P.V

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.