Sinh viên chính quy mới được hoãn nghĩa vụ quân sự

Thí sinh xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016 sẽ bắt đầu thực hiện quy định gọi nhập ngũ và xét tạm hoãn gọi nhập ngũ theo luật Nghĩa vụ quân sự mới.
Sinh viên chính quy mới được hoãn nghĩa vụ quân sự

Thu hẹp đối tượng tạm hoãn

Đáng lưu ý trong luật này là xét tạm hoãn gọi nhập ngũ với đối tượng học sinh, sinh viên. Luật ghi rõ, đối tượng này “đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ ĐH hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục ĐH, trình độ CĐ hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”. Điều này có nghĩa, chỉ những sinh viên trúng tuyển và nhập học bậc ĐH và CĐ hệ chính quy mới được xem xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Còn sinh viên trúng tuyển vào bậc TC; bậc CĐ và ĐH không chính quy sẽ không thuộc đối tượng xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

So với luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005, đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ mới thu hẹp lại. Trước đó, tất cả đối tượng học ở các trường phổ thông, dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH đều được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Đại tá Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng Bộ GD-ĐT, lưu ý thêm, sinh viên trúng tuyển ĐH và CĐ hệ chính quy nhưng mới chỉ nhận được giấy báo nhập học mà chưa làm xong thủ tục nhập học, vẫn phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Trường hợp nhận cùng lúc lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học, phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trước.

Tốt nghiệp ĐH vẫn tham gia nghĩa vụ

Theo luật này, thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng. Như vậy thời gian phục vụ tại ngũ sẽ tăng từ 18 tháng (quy định cũ) lên 24 tháng. Ngoài ra, thời gian này có thể kéo dài thêm nhưng không quá 6 tháng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong trường hợp khẩn cấp.

Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự với nam đủ từ 17 tuổi trở lên, công dân nữ từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, độ tuổi gọi nhập ngũ từ 18 đến hết 25 tuổi, sinh viên chính quy được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi, thêm 2 tuổi so với quy định cũ. Đại tá - tiến sĩ Nguyễn Thiện Minh cho rằng, với điều chỉnh này sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ chính quy vẫn ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Theo quy định cũ, mỗi năm có 2 đợt gọi nhập ngũ vào tháng 2, 3 và tháng 8, 9. Tuy nhiên, từ năm 2016 trở đi chỉ còn 1 đợt gọi nhập ngũ vào tháng 2 hoặc tháng 3. Tương ứng với thời gian nhập ngũ trên, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ 1/11 đến hết 31/12 hằng năm.

Miễn nghĩa vụ với người mắc bệnh hiểm nghèo

Các đối tượng được miễn gọi nhập ngũ gồm: Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1; Anh trai hoặc em trai duy nhất của liệt sĩ; Con một của thương binh hạng 2; Con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, luật cũng quy định các trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình. Cụ thể: Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; Hoàn thành nhiệm vụ công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp ĐH trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; Thanh niên đã tốt nghiệp ĐH, CĐ, TC tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Ngoài ra, bên cạnh người khuyết tật, người mắc bệnh tâm thần, bệnh mãn tính khác theo quy định cũ, thì người mắc bệnh hiểm nghèo cũng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo luật mới.

Đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Các đối tượng khác được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ gồm: Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khỏe; Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; Trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận; Con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61 - 80%; Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; Hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế xã hội của nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định; Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Theo Thanh niên

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.