Sự hồi sinh của Beirut: Một năm nhìn lại sau thảm họa nổ kép

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cách đây hơn một năm, vào ngày 4/8/2020, một vụ nổ kép lớn đã tấn công cảng Beirut, gây thiệt hại nặng nề cho thủ đô Lebanon với hơn 200 người chết, hơn 6.000 người bị thương, 300.000 gia đình mất đi nhà cửa. Các khu vực lân cận của thủ đô cũng bị tàn phá và biến dạng trong trong phạm vi nhiều dặm. 
Sự hồi sinh của Beirut: Một năm nhìn lại sau thảm họa nổ kép

Những chiếc xe cháy rụi, những con đường phủ đầy kính vỡ vụn, những ngôi nhà và cửa hiệu trở thành đống đổ nát, khung cảnh ngày tận thế của tháng Tám năm 2020 sẽ mãi mãi lưu lại trong biên niên sử của thành phố và khắc sâu trong trái tim, tâm trí của người dân Lebanon, như một vết sẹo thảm kịch.

Tuy nhiên, sự kiên cường và bản năng sinh tồn đã sớm chiếm ưu thế. Chỉ với cây chổi trên tay, thanh niên đã xắn tay áo dọn dẹp thành phố - như cách họ tự gọi là "giải cứu thủ đô" của mình. Cộng đồng quốc tế bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Lebanon. Đến thăm Beirut vào ngày 27/8/2020, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã khởi động sáng kiến ​​Li Beirut (Vì Beirut) nhằm mục đích huy động cộng đồng quốc tế hỗ trợ việc tái thiết các lĩnh vực văn hóa và giáo dục của thành phố.

Giáo dục

85.000 học sinh đã bị gián đoạn việc học ở Lebanon, với hơn 220 trường học, 20 trung tâm dạy nghề và 32 trường đại học bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn do vụ nổ kép. Ngay sau khi các vụ nổ xảy ra, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Giáo dục Đại học Lebanon, UNESCO đã chịu trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp các nỗ lực để phục hồi các trường học ở Lebanon.

Trong cam kết này, UNESCO hỗ trợ hệ thống giáo dục đảm bảo việc học được diễn ra liên tục. Việc cải tạo trường học là một trong những điều kiện cơ bản để có thể tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Điều này được xem như là một phần của con đường biến viện trợ nhân đạo thành sự phát triển bền vững.

Sự hồi sinh của Beirut: Một năm nhìn lại sau thảm họa nổ kép ảnh 1
Tổng cộng 20 trường trong số 132 trường tư bị thiệt hại do vụ nổ kép đang được UNESCO phục hồi với sự hỗ trợ của quỹ 'Giáo dục không thể chờ đợi' toàn cầu.

Công việc đã được hoàn thành ở 16 trường và đang tiếp tục ở bốn trường còn lại. UNESCO đang xem xét các nhu cầu khác, như thay mới các tài liệu học đã bị phá hủy.

Vụ nổ kép đã ảnh hưởng đến các trường học ở nhiều cấp độ. Mọi cơ sở vật chất đã bị phá hủy. Không còn cửa ra vào, cửa sổ, không có bàn làm việc hay máy tính. Thật không may, chúng tôi đã mất một người cha và một học sinh trong số 200 nạn nhân. Ngoài ra, nhiều học sinh sống trong khu vực lân cận và sách vở đồ dùng của các em cũng không còn sử dụng được nữa. Chúng tôi không thể mở các lớp học ngay lập tức. Dù vậy, tổ chức UNESCO đã cùng đồng hành và hỗ trợ trường ngay từ những ngày đầu tiên. Nếu không có các bạn, chúng tôi đã không thể xây dựng lại Zahrat al-Ihsan.

Ông Souha Choueiri, hiệu trưởng trường Zahrat al-Ihsan, Beirut.

Nhờ sự đóng góp hào phóng từ quỹ toàn cầu Giáo dục Trên hết, và với sự hỗ trợ của Quỹ Qatar vì sự Phát triển và Giáo dục Không thể chờ đợi, UNESCO cũng đang hỗ trợ khôi phục 75 trường công lập, 5 trong số đó bị hư hại nặng nề, cùng 20 trung tâm dạy nghề cũng đang được cải tạo. Trong khuôn khổ hợp tác tương tự, vào ngày 10/6/2021, tại Văn phòng UNESCO Beirut, dự án phục hồi 32 tòa nhà của ba trường đại học danh tiếng là Đại học Lebanon, Đại học Beirut Hoa Kỳ và Đại học Saint Joseph ở Beirut cũng được khởi động.

Ngay sau vụ nổ thảm khốc ở cảng Beirut, UNESCO đã nhanh chóng tiến hành đánh giá nhanh và khởi động quá trình cứu hộ ở các khu vực khác nhau của Beirut. Thành quả của công việc này đang được hiển hiện hết sức rõ ràng.

Tiến sĩ Fadlo Khuri, Chủ tịch Đại học Beirut Hoa Kỳ

UNESCO đang thực hiện công việc trùng tu bảy thư viện ở trường học thủ đô, đào tạo các thủ thư, giáo viên và hợp tác với Hội đồng Sách cho Thanh thiếu niên Li-Băng (LBBY). 1.800 trẻ em từ 3 đến 11 tuổi sẽ sớm được hưởng lợi từ những thư viện mới này.

Di sản

Thành phố lâu đời Beirut được xem như một ngọn hải đăng văn hóa của Địa Trung Hải. Hai vụ nổ ở cảng đã làm hư hại khoảng 640 tòa nhà di sản, 60 trong số đó đã xuống cấp nghiêm trọng. Sarkis Khoury, Giám đốc Tổng cục Cổ vật Liban (DGA) từng chia sẻ: “Tôi cố gắng không nghĩ về sự hủy diệt, về mọi thứ chúng ta đang trải qua, nếu không, tôi sẽ sụp đổ.“

Sau đó, UNESCO đã có một hành động đánh cược táo bạo khi tiến hành lập hồ sơ về sự tàn phá di sản văn hóa và kiến ​​trúc của Beirut đến từng chi tiết nhỏ nhất. Nhận sự tài trợ của Quỹ Di sản Khẩn cấp của UNESCO, dự án tài liệu đô thị 3D về các khu vực lịch sử bị ảnh hưởng bởi vụ nổ Beirut đã khởi động vào tháng 9/2020, thực hiện bởi ICONEM của Pháp phối hợp chặt chẽ với DGA. Với hơn 100.000 hình ảnh, dự án tạo ra một mô hình ba chiều được tham chiếu địa lý của thủ đô Lebanon, điều này rất quan trọng đối với việc tái thiết thành phố.

Joe Kallas, một kiến ​​trúc sư và nhà trùng tu trẻ tuổi, nhắc nhở chúng ta rằng việc trùng tu sẽ diễn ra chậm chạp và phụ thuộc rất nhiều vào các hỗ trợ tài chính: "Vào ngày xảy ra thảm họa, cứ như thể một quả bom hạt nhân thực sự đã nổ ngay giữa trung tâm thành phố. Tất cả các tòa nhà mà chúng tôi cố gắng bảo tồn trong 20 năm đã không còn nữa. Nhìn lại, những gì chúng tôi đạt được cho đến nay thật phi thường. Mỗi đồng tiền, mỗi sự giúp đỡ đều có ý nghĩa đối với việc kiến tạo tương lai”.

Sự hồi sinh của Beirut: Một năm nhìn lại sau thảm họa nổ kép ảnh 2

Tại các quận Rmeil, Medawar và Saifi, UNESCO đã xác định các tòa nhà lịch sử ưu tiên có nguy cơ sụp đổ. Với nguồn hỗ trợ tài chính từ Đức, UNESCO đã thành công trong việc ổn định và hỗ trợ 12 công trình di sản. Vào ngày 29/6/2021, Đại sứ Đức tại Beirut, Andreas Kindl, đã tham quan thành phố với UNESCO để đánh giá tiến độ, nhắc lại sự ủng hộ của Đức đối với sáng kiến ​​Li Beirut và lắng nghe tâm tư của người dân.

Hôm nay, tôi có một hy vọng nhỏ là trở về nhà, và tôi chỉ muốn có những thứ cần thiết. Một vài món đồ nội thất là đủ…

Hala Boustani, một người sống sót trong vụ nổ kép

Ngày 16/5/2021 đánh dấu một cột mốc quan trọng khác trong quá trình tái thiết thành phố. Chính phủ Ý và UNESCO đã ký một thỏa thuận tài trợ trị giá một triệu euro để hỗ trợ việc khôi phục và mở cửa lại Bảo tàng Sursock.

Tọa lạc tại Ashrafieh, Bảo tàng Sursock là một trong số ít di tích của Beirut thể hiện kiến ​​trúc nhà thờ ở Li-Băng thế kỷ 18 và 19 theo phong cách Venice và Ottoman. Ý sẽ đầu tư trong hơn một năm để khôi phục và đóng góp vào việc mở cửa trở lại bảo tàng trong tương lai. Điều này cho phép các di sản và bộ sưu tập của bảo tàng được bảo tồn và đóng một vai trò giáo dục cơ bản trong cấu trúc đô thị và các quận lịch sử năng động của thủ đô.

Zeina Arida, Giám đốc bảo tàng cho biết: “Bảo tàng Sursock là một tổ chức văn hóa đóng vai trò như một không gian công cộng, nơi mọi người trò chuyện và gặp gỡ nhau."

Sự hợp tác của Ý và sự hỗ trợ của UNESCO cho việc tái thiết bảo tàng là vô giá. Nó sẽ cho phép Beirut và các công dân lấy lại một không gian đã trở thành ngôi nhà thứ hai của rất nhiều người trong lĩnh vực văn hóa và trong cộng đồng địa phương rộng lớn hơn, một không gian nhằm thúc đẩy sự cởi mở và hỗ trợ việc tạo ra tri thức.

Zeina Arida, Giám đốc Bảo tàng Sursock

Sự hồi sinh của đời sống văn hóa

Beirut đã được UNESCO chỉ định là Thành phố Văn học Sáng tạo vào năm 2019. Các thành viên của Mạng lưới Các Thành phố Sáng tạo của UNESCO cũng đã cung cấp những hỗ trợ hỗ trợ đặc biệt trong thời điểm thành viên Beirut rơi vào thời điểm khó khăn.

Kể từ khi khởi động sáng kiến ​​Li Beirut, các Thành phố Sáng tạo khác nhau trên khắp thế giới, bao gồm Buenos Aires (Argentina), Angoulême (Pháp), Montreal (Canada), Sharjah (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất), Llíria (Tây Ban Nha), Enghien-les-Bains (Pháp) và Zahle (Lebanon) đã thiết lập các sáng kiến ​​đoàn kết và ủng hộ Beirut.

Sahar Baassiri, Đại sứ kiêm Đại diện Thường trực của Lebanon tại UNESCO, đã bày tỏ sự cảm ơn tới Tổ chức vì vai trò hàng đầu của UNESCO trong việc tái thiết Beirut, và tới Mạng lưới các thành phố sáng tạo vì đã sẻ chia. Bà tuyên bố: “Cùng với tất cả các bạn, chúng tôi sẽ làm sống lại sự năng động và sáng tạo trong văn hóa của thủ đô Beirut.”

Sự hồi sinh của Beirut: Một năm nhìn lại sau thảm họa nổ kép ảnh 3

Ở một đất nước đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội cùng với những tác động tàn phá của đại dịch, vụ nổ kép ở cảng có nguy cơ làm sụp đổ hoàn toàn lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Trong các rạp chiếu phim, phòng trưng bày, nhà hát, viện bảo tàng, cơ sở học tập, phòng thu âm và không gian văn hóa, thiệt hại to lớn đã khiến đời sống văn hóa ở Beirut đi vào bế tắc.

Đầu năm 2021, UNESCO đã hình thành một dự án độc đáo để phục hồi đời sống văn hóa của thành phố, Lễ hội TERDAD (RESONANCE), đề xuất ba ngày hoạt động văn hóa công cộng trong bốn không gian mang tính biểu tượng bị tàn phá ở trung tâm Beirut, bao gồm cả Bảo tàng Sursock, từ ngày 2-4/7/2021. Sự kiện này cung cấp một chương trình độc đáo được hợp tác với năm hiệp hội văn hóa địa phương trong các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Di sản Khẩn cấp của UNESCO, Iceland và Kuwait. TERDAD đánh dấu sự tiếp tục hoạt động sáng tạo trong thành phố, rất cần thiết để lấy lại cảm giác bình thường và ý nghĩa cuộc sống

Một buổi hòa nhạc lớn về sự ủng hộ và đoàn kết với Liban, Unis pour le Liban, đã được tổ chức với sự hợp tác của France Télévisions vào ngày 1/10/2020, thu hút 11,1 triệu khán giả và huy động được 75,5 triệu euro. Ngoài ra, 17 tác phẩm nghệ thuật của Lebanon trong Bảo tàng Nghệ thuật của Beirut bị hư hại do vụ nổ hiện đang được phục hồi.

Vào tháng 5/2021, trong khuôn khổ nhiệm vụ của UNESCO nhằm nâng cao năng lực của các chuyên gia truyền thông, chống lại thông tin sai lệch, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, UNESCO đã khởi động một chương trình phát thanh ở Beirut, mang tên "Sawt Jdid (New Voice)".

Chương trình được phát sóng trên đài Voice of Lebanon 100.5, được sản xuất và trình bày bởi sáu người trẻ Lebanon, những người có chung một mong muốn: được nói đi nói lại về Beirut, kể những câu chuyện của thành phố, chữa lành vết thương và đồng hành với cư dân Beirut trong quá trình phục hồi chắc chắn còn diễn ra rất lâu dài.

Theo UNESCO
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).