Trong suốt lịch sử lâu dài, mối liên hệ giữa các nền văn minh và con người từ các vùng đất khác nhau đã dẫn đến việc chia sẻ kho tàng kiến thức vô cùng phong phú và đồ sộ. Những kiến thức này bao gồm triết học, toán học, địa lý, bản đồ học, chiêm tinh và thiên văn học.
Sự xuất hiện của thiên văn học dọc theo Con đường tơ lụa là kết quả của mối quan tâm lớn của nhiều học giả đến khu vực này. Ở Trung Á và trong thế giới Hồi giáo, thiên văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của người Hy Lạp và Ấn Độ.
Thời Iran cổ đại, các học giả đã dịch các tác phẩm thiên văn từ tiếng Hy Lạp; và từ những bản dịch đầu tiên này, các học giả Hồi giáo đã dịch chúng sang tiếng Ả Rập. Trên thực tế, bản dịch sớm nhất của Ptolemy Almagest đã được viết sang tiếng Ả Rập vào thế kỷ thứ 9. Công trình này là một bản tóm tắt về những kiến thức tiên tiến nhất có từ thời Cổ đại trong lĩnh vực thiên văn học, được viết bởi Claudius Ptolemy, một nhà địa lý học và nhà thiên văn học người Alexandria.
Ảnh hưởng của thiên văn học Ấn Độ có thể cảm nhận được trong một số hiệp ước thiên văn học cổ xưa của Iran vào thế kỷ thứ 5. Ngoài ra, vào thế kỷ thứ 8 khi Baghdad trở thành trung tâm khoa học của khu vực, các học giả từ tiểu lục địa Ấn Độ đã đến thành phố sôi động này và dịch các hướng dẫn thiên văn Ấn Độ khác nhau sang tiếng Ả rập. Cuối cùng, rất nhiều trong số những tác phẩm khoa học này đã được đưa đến Châu Âu vào thế kỷ 15. Qua đó, chúng được sử dụng làm tài liệu giảng dạy thiên văn học chính trong các trường đại học châu Âu trong nhiều thế kỷ.
Ngoài Baghdad, Samarkand cũng trở thành một trung tâm lớn về khoa học và thiên văn học vào thế kỷ 15, đáng chú ý là dưới thời cai trị của Ulugh Beg, người tự nhận mình là một nhà thiên văn học và đã cùng rất nhiều nhà thiên văn học khác đưa ra những bảng biểu, biểu đồ mang tính chính xác cao. Do sự đổi mới lớn này, các học giả châu Âu bắt đầu nghiên cứu các biểu đồ này từ thế kỷ 16. Ngoài ra, Ulugh Beg đã bắt đầu xây dựng một đài thiên văn nơi ông đã cải tiến hệ thống liên kết Fakhri - công cụ đo lường thiên văn đầu tiên. Trong khi phát triển hệ thống này, ông đã xây dựng một vòng cung kinh tuyến, do đó sáng lập ra vĩ độ của Samarkand.
Hơn nữa, những tiến bộ đáng chú ý trong thiên văn học đã được tạo ra vào thế kỷ thứ 10-11 bởi học giả Al-Biruni. Trong các tác phẩm của mình, ông đã xem xét sự phát triển của thiên văn học trong thế giới Hồi giáo. Bằng cách đánh giá các công trình trước đây của các nhà thiên văn học tại khu vực này, ông đã xác định được hai nhóm nhà thiên văn Hồi giáo khác nhau: những người theo truyền thống Hy Lạp và những người theo truyền thống Ấn Độ. Mặc dù ông thừa nhận phong trào Ấn Độ, nhưng ông không đồng ý với một số luận điểm, chẳng hạn như lý thuyết về chuyển động hành tinh của họ, khoảng cách ngăn cách trái đất với các hành tinh và kích thước của trái đất. Al-Biruni tự coi mình như một tín đồ của thiên văn học Hy Lạp truyền thống.
Những tri thức này được phát triển nhờ vào sự tương tác khoa học giữa các khu vực khác nhau dọc theo Con đường tơ lụa, dẫn đến sự phát triển của các công cụ cải tiến mới và hiểu rõ hơn về vũ trụ, làm cơ sở cho thiên văn học hiện đại.
Con đường tơ lụa đã kết nối các nền văn minh, đưa các dân tộc và văn hóa tiếp xúc với nhau từ khắp nơi trên thế giới trong hàng ngàn năm, cho phép không chỉ trao đổi hàng hóa mà còn là sự tương tác của các ý tưởng và văn hóa, từ đó định hình thế giới của chúng ta ngày nay. Dưới ánh sáng của di sản lâu dài này, Dự án Con đường tơ lụa của UNESCO đã hồi sinh và mở rộng các mạng lưới lịch sử này trong một không gian kỹ thuật số, đưa mọi người lại với nhau trong một cuộc đối thoại đang diễn ra về Con đường tơ lụa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau về sự đa dạng và liên quan của các nền văn hóa quanh ta./.