1 Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ bao nhiêu vị thần?
icon
1
icon
2
icon
3
icon
4
Giải thích Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy, người Việt vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.
2 Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ?
icon
Thổ Công
icon
Thổ Địa
icon
Thổ Kỳ
icon
Cả 3 vị thần trên
Giải thích Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
3 Lễ cúng ông Công, ông Táo được tiến hành vào ngày nào của tháng Chạp?
icon
22
icon
23
icon
24
icon
Ngày nào cũng được
Giải thích Theo tục cổ truyền của người Việt, hàng năm, ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng tiễn vua Bếp (cũng gọi là ông Công hay Táo Quân) lên chầu trời để báo cáo mọi việc tốt xấu của nhân gian.
4 Vì sao cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp?
icon
Vì hết chu trình một vòng quay trái đất
icon
Vì là ngày “mở cổng trời”
icon
Vì là ngày linh thiêng
icon
Vì ngày đó trùng với ngày diễn ra sự tích ông Công ông Táo trong dân gian
Giải thích Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời", tức là thời điểm 3 hành tinh Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất ở trên một quỹ đạo. Nếu ông Công ông Táo lên chệch ngày thì “cổng trời” sẽ đóng, chính vì vậy sẽ không thể vào tâu với Ngọc Hoàng. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này. Thời gian đẹp nhất diễn ra từ tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch đến trưa ngày 23.
5 Sự tích Táo Quân của người Việt kể về câu chuyện của nhân vật nào?
icon
Trọng Cao
icon
Từ Thức
icon
Chử Đồng Tử
icon
Trương Hống
Giải thích Sự tích Táo Quân của người Việt kể về câu chuyện của 3 nhân vật gồm: Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang. Cả 3 nhận vật này bị chết cháy, linh hồn được đưa lên thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong làm Táo Quân. Theo sách "Cơ sở Văn hóa Việt Nam", sau khi lên trời, Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp, danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa, danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
6 Ông Công ông Táo lên chầu trời làm gì?
icon
Tâu về việc làm ăn ở nhân gian
icon
Tâu việc thiện ác ở nhân gian
icon
Tâu việc trị an ở nhân gian
icon
Nghỉ ngơi trước Tết Nguyên đán
Giải thích "Đất lề quê thói" ghi: Ngày 23 tháng Chạp, Vua Bếp - cũng gọi là ông Công hay Táo quân - lên chầu Trời tâu việc thiện ác của nhân gian. "Đất lề quê thói" ghi: Ngày 23 tháng Chạp, Vua Bếp - cũng gọi là ông Công hay Táo quân - lên chầu Trời tâu việc thiện ác của nhân gian. "Đất lề quê thói" ghi: Ngày 23 tháng Chạp, Vua Bếp - cũng gọi là ông Công hay Táo quân - lên chầu Trời tâu việc thiện ác của nhân gian.
7 Bài vị Vua Bếp thường ghi chữ gì?
icon
Định Gia Thần Quân
icon
Định Gia Táo Quân
icon
Định Phúc Thần Quân
icon
Định Phúc Táo Quân
Giải thích Sách "Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên" (NXB Thời Đại) ghi: Bài vị thờ Vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc Táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.
8 Lễ vật cúng ông Công ông Táo thường bao gồm những gì?
Giải thích Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cần chuẩn bị gồm: cá chép, gà luộc, xôi trắng, thịt lợn luộc, tiền vàng, trầu cau, rượu, hoa quả, … Ngoài ra cần chuẩn bị thêm sớ hoặc có thể in văn khấn để đốt cùng tiền vàng. Đối với quần áo mua cúng các vị thần cần chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó có đồ dành cho 2 vị thần nam và 1 vị thần nữ.
9 Tại sao người Việt cúng cá chép vào Tết ông Công ông Táo?
icon
Vì cá chép tượng trưng cho sự tròn đầy
icon
Vì cá chép tượng trưng cho sự may mắn
icon
Vì cá chép tượng trưng cho lời chúc phúc
icon
Vì quan niệm cá chép hóa rồng
Giải thích Trong âm dương, cá chép tượng trưng cho tính âm, đồng nhất với mặt trăng nên có thể bay lên được. Và chỉ cá chép mới có thể hóa rồng. Do vậy, việc thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp mang quan niệm tiễn ông Táo về trời, đồng thời thể hiện ước nguyện của dân gian về một năm mới khang thịnh, vạn sự tốt lành.
10 Tại sao cúng ông Táo, người Việt thường thả cá chép?
icon
Vì cá chép biết bơi
icon
Giúp ông Táo bay lên trời
icon
Cầu năm mới an lành
icon
Cầu may và cầu phúc
Giải thích Theo sách "Việt Nam phong tục", người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời, có nơi gọi là "Tết ông Công". Lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng cá này hóa rồng, đưa ông Táo về trời.
(Ngày Nay) - “Giấc mơ rực rỡ” là tên triển lãm của họa sĩ Khổng Đỗ Duy vừa khai mạc tối qua 3/1/2025 tại Huyen Art House, 8A Đặng Tất, Q.1, TP.HCM. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ hai của họa sĩ trẻ sinh năm 1987 quê Vĩnh Phúc, trưng bày hơn 20 tác phẩm được anh vẽ trong hơn một năm qua.
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo hơn 9 triệu trẻ em không được đến trường trên khắp Ethiopia do thiên tai và các thảm họa do con người gây ra.
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, thẩm phán ở New York (Mỹ) Juan Merchan cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ bị tuyên án trong vụ án hình sự chi tiền “bịt miệng” vào ngày 10/1 tới, tức chỉ 10 ngày trước khi ông trở lại Nhà Trắng.
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, Google thông báo đã thanh toán 100 triệu CAD (tương đương 69 triệu USD) cho các cơ quan báo chí Canada để sử dụng nội dung thông tin trên nền tảng này. Đây là một phần trong thỏa thuận giữa Google và Chính phủ Canada nhằm bù đắp thiệt hại về doanh thu quảng cáo của ngành báo chí truyền thống.
(Ngày Nay) - Tiêu thụ đồ uống có cồn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 100.000 ca ung thư và 20.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm tại Mỹ, đó là cảnh báo được Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy đưa ra ngày 3/1.
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 03/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(Ngày Nay) - Kết quả khảo sát của Hiệp hội nghiên cứu sinh vật biển Amami, cho biết hiện tượng tẩy trắng san hô nghiêm trọng ngoài khơi đảo Amami-Oshima, thuộc tỉnh Kagoshima (Tây Nam Nhật Bản) đã khiến 61,2% số san hô tại đây bị chết.
(Ngày Nay) - Chào mừng năm mới 2025, tối 3/1, Lễ khai mạc Triển lãm mỹ thuật lần thứ 11 của Trung tâm UNESCO Mỹ thuật Hà Nội diễn ra tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.
(Ngày Nay) - Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 25.079 trường hợp vi phạm; tạm giữ 169 xe ô tô, 8.147 xe mô tô, 245 phương tiện khác; tước 4.261 giấy phép lái xe các loại.
(Ngày Nay) - Đoạn tuyến đi ngầm của Dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội sẽ hoàn thành vào năm 2027, sau đó toàn bộ tuyến sẽ được đưa vào khai thác, vận hành.