Tại sao trẻ con Nhật Bản tự lập đến vậy?

Niềm tin vào cộng đồng của người Nhật Bản đôi khi còn cao hơn cả niềm tin vào những đứa trẻ.
Tại sao trẻ con Nhật Bản tự lập đến vậy?
Tại sao trẻ con Nhật Bản tự lập đến vậy? - anh 1

Một bé gái đang đi bộ ở ga tàu điện ngầm ở Tokyo. Ảnh: Reuters

Ở Nhật, trẻ con đi tàu điện ngầm và ra ngoài chạy việc vặt cho bố mẹ một mình, không cần ai giám sát.

Một cảnh thường thấy trên các phương tiện công cộng ở Nhật Bản là: trẻ con đi lại thành từng nhóm hoặc đi một mình, tự tìm ghế ngồi.

Trẻ con Nhật đi tất lên tới đầu gối, những đôi giày da bóng loáng, mặc váy áo kẻ ô, đầu đội mũ rộng vành có quai, vé tàu ghim vào ba lô sau lưng. Những đứa trẻ này chỉ khoảng 6-7 tuổi, tự đi tới trường rồi tự về, không có ai đi theo giám sát.

Phụ huynh Nhật thường cho con cái tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ khi còn rất nhỏ. Một chương trình truyền hình nổi tiếng của Nhật có tên là “Hajimete no Otsukai” (Nhiệm vụ đầu tiên của tôi) có nội dung ghi lại cảnh những đứa trẻ 2-3 tuổi được giao cho đi ra ngoài để làm giúp gia đình một số việc vặt. Khi trẻ thực hiện những nhiệm vụ như tới cửa hàng rau củ hay tiệm tạp hóa, một chiếc camera bí mật sẽ đi theo bọn trẻ để ghi lại. Chương trình nổi tiếng này đã phát sóng được hơn 25 năm.

Kaito – một đứa trẻ 12 tuổi ở Tokyo – đã tự mình đi đi lại lại giữa nhà bố và mẹ từ khi cậu bé mới 9 tuổi (bố mẹ cậu ly dị). “Lúc đầu, cháu hơi lo lắng một chút” – cậu bé thừa nhận. “Lo rằng liệu cháu có thể đi tàu một mình được không. Nhưng chỉ lo một chút thôi ạ!”

Bây giờ, việc đi lại đối với Kaito thật dễ dàng. Lúc đầu, bố mẹ Kaito cũng sợ nhưng họ vẫn quyết tâm vì thấy con trai mình đã đủ lớn và nhiều đứa trẻ khác đều đã làm được một cách an toàn.

Tại sao trẻ con Nhật Bản tự lập đến vậy? - anh 2

Một nữ sinh đang ngồi trên tàu điện ngầm một mình. Ảnh: Flickr

“Thực ra, những gì tôi nghĩ lúc đó là, tàu điện thì rất an toàn và đúng giờ, lại có nhiều chuyến, còn thằng bé thì rất thông minh” – mẹ kế của Kaito chia sẻ. (Bố mẹ Kaito đề nghị giấu tên mình và không ghi họ của Kaito vì lý do riêng tư).

“Tôi từng tự đi tàu một mình khi tôi còn nhỏ hơn Kaito. Thời của tôi còn không có điện thoại di động, nhưng tôi vẫn tự xoay sở để đi được từ điểm A tới điểm B. Nếu thằng bé bị lạc, nó có thể gọi cho chúng tôi” – bà nói.

Ông Dwayne Dixon – một nhà nhân chủng học văn hóa từng viết luận án Tiến sĩ về giới trẻ Nhật cho rằng: “Trẻ con Nhật học những việc đó từ sớm. Rất lý tưởng là bất cứ thành viên nào của cộng đồng đều được khuyến khích tự phục vu mìnḥ hoặc giúp đỡ người khác” – ông nói.

Giả thuyết này cũng rất đúng ở trường học – nơi mà trẻ thay phiên nhau dọn dẹp và tự phục vụ bữa trưa, thay vì giao cả cho đội ngũ nhân viên làm những việc này. Ai cũng đều phải làm và việc đó cũng dạy cho bọn trẻ biết làm thế nào để dọn sạch một cái nhà vệ sinh” – ông Dixon nói.

Chịu trách nhiệm về không gian chung cũng có nghĩa là trẻ em có quyền tự hào về quyền sở hữu và hiểu rõ hơn về hậu quả của một đống bữa bãi, vì thế trẻ sẽ phải tự mình lau dọn. Bài học đạo đức này được áp dụng ở cả những nơi công cộng – đó cũng chính là lý do tại sao đường phố Nhật Bản lại sạch sẽ đến vậy. Một đứa trẻ khi đi ra ngoài đường đều biết rằng nó có thể nhờ mọi người giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp.

Nhật Bản có tỷ lệ phạm tội rất thấp – đây chính là lý do chính khiến các bậc phụ huynh cảm thấy yên tâm khi để trẻ ra ngoài đường một mình. Tuy nhiên, văn hóa đi bộ, quy hoạch không gian đô thị quy mô nhỏ để tập trung vào độ an toàn, có lẽ cũng là một yếu tố quan trọng.

Ở các thành phố của Nhật Bản, người dân quen với việc đi bộ khắp mọi nơi. Giao thông công cộng cũng rất phát triển. Ở Tokyo, một nửa số chuyến đi là bằng xe buýt hoặc tàu điện, ¼ là đi bộ. Các tài xế thì quen với việc nhường đường cho người đi bộ và đi xe đạp.

Mẹ kế của cậu bé Kaito nói rằng bà sẽ không cho phép một đứa trẻ 9 tuổi đi tàu điện ngầm một mình ở London hay New York, mà chỉ ở Tokyo mà thôi. Điều đó không có nghĩa là tàu điện ngầm ở Tokyo thì không nguy hiểm. Ví dụ như, một vấn đề còn tồn tại là phụ nữ và các bé gái thường hay bị sàm sỡ, dẫn đến việc xuất hiện loại xe dành riêng cho phụ nữ vào năm 2000. Tuy vậy, nhiều trẻ em thành phố vẫn tiếp tục tới trường bằng tàu điện ngầm và chạy quanh khu dân cư để giúp việc vặt cho gia đình mà không cần người giám sát.

Bằng việc cho trẻ được tự do, phụ huynh Nhật Bản đặt sự tin tưởng tuyệt đối không chỉ vào những đứa trẻ, mà còn tin tưởng tuyệt đối vào cả cộng đồng. "Rất nhiều đứa trẻ trên thế giới này có thể tự lập" - ông Dixon quan sát. " Nhưng thứ mà tôi cho rằng người phương Tây phải ngạc nhiên ở Nhật Bản là lòng tin và sự giúp đỡ lẫn nhau, không cần phải nói ra mà luôn được làm bằng sự tự nguyện".

Xem thêm:

- Phục mẹ bên Tây cách dạy con tự lập cực “đỉnh”

- Kinh nghiệm dạy con tự lập cực hay của mẹ Tây

Theo Vietnamnet

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.