'Tàu bay Trung Quốc uy hiếp an toàn hoạt động bay trong khu vực'

Ngày 6/1, hãng Thông tấn Nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này đã cho đáp trái phép 2 chiếc máy bay xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
'Tàu bay Trung Quốc uy hiếp an toàn hoạt động bay trong khu vực'

Cục Hàng không Việt Nam vừa chính thức có văn bản gửi Văn phòng Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO) khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông báo việc một số tàu bay hoạt động trong vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh nhưng không liên lạc với cơ quan không lưu phụ trách theo quy định quốc tế về an toàn bay.

'Tàu bay Trung Quốc uy hiếp an toàn hoạt động bay trong khu vực' ảnh 1

Đường băng phi pháp Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập. (Nguồn: AFP)

Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, từ ngày 1-6/1/2016, một số tàu bay không được xác định hoạt động trong Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh cắt ngang các đường hàng không L625, N892 (mực bay từ FL135 đến FL460), M771 (mực bay từ FL250 đến FL460), từ điểm báo cáo DONA đến ALDAS.

Theo lưu trữ radar của Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh, các tàu bay này hoạt động từ mực bay FL180 đến FL265, cao hơn mực bay tối thiểu của các đường hàng không nêu trên nhưng không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh.

Liên quan tới hoạt động an toàn bay, từ ngày 28/12/2015 đến nay, các cơ quan quản lý bay của Việt Nam không hề nhận được bất kỳ thông báo bay nào của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động bay của các tàu bay bay trái phép đến Đá Chữ Thập của Việt Nam.

“Hoạt động của các tàu bay Trung Quốc nêu trên đã vi phạm các quy định của ICAO trong Phụ lục 2, Mục 3.3, Phụ lục 11, Mục 2.6, Phụ đính 4; Tập Thông báo tin tức hàng không, Phần ENR, Mục 1.4 của Việt Nam (AIP Vietnam ENR); ảnh hưởng nghiêm trọng và uy hiếp an toàn đến các hoạt động bay trong khu vực,” ông Lại Xuân Thanh khẳng định.

Liên quan tới hoạt động bay của các tàu bay bay qua Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý đáp xuống Đá Chữ Thập (Trường Sa của Việt Nam), sáng ngày 7/1, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố phản đối Trung Quốc đáp máy bay xuống sân bay xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh một lần nữa, Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc. Đây là hành động xâm phạm một cách nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực; đe dọa an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

"Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động tương tự, không có thêm những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôn trọng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, không có những hành động làm mở rộng và phức tạp hơn tranh chấp. Việt Nam khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế," ông Lê Hải Bình khẳng định.

Trước đó, ngày 6/1, hãng Thông tấn Nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này đã cho đáp trái phép 2 chiếc máy bay xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đường băng trên Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử) dài 3.000m, là một trong ba đường băng Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bất hợp pháp từ năm 2014 sau hoạt động bồi đắp trái phép các đảo đá và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo Vietnam+

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.