Tàu của NASA phát hiện một “vòng bảo vệ nhân tạo khổng lồ” bao quanh Trái Đất

(Ngày Nay) - Con người không chỉ làm thay đổi nghiêm trọng mỗi Trái Đất, mà những hoạt động của chúng ta cũng đang thay đổi cả vũ trụ.
Tàu của NASA phát hiện một “vòng bảo vệ nhân tạo khổng lồ” bao quanh Trái Đất

Các tàu thăm dò vũ trụ của NASA đã phát hiện một “vòng bảo vệ nhân tạo khổng lồ” bao quanh Trái Đất, qua thử nghiệm đã xác nhận nó thực sự có ảnh hưởng đến thời tiết vũ trụ nằm rất cao bên trên khí quyển của hành tinh chúng ta.

Điều này có nghĩa là con người không chỉ làm thay đổi nghiêm trọng mỗi Trái Đất, mà những hoạt động của chúng ta cũng đang thay đổi cả vũ trụ. Nhưng tin tốt là không giống như những ảnh hưởng tiêu cực của chúng ta đến hành tinh, thứ “bong bóng” mà chúng ta đang tạo ra ngoài không gian thực sự đang đem lại lợi ích cho con người.

Trở lại năm 2012, NASA đã phóng hai tàu thăm dò để hoạt động song song với nhau khi chúng lướt qua Vành đai bức xạ Van Allen của Trái Đất với tốc độ khoảng 3.200km/h. Hàng tinh của chúng ta được bao quanh bởi hai vành đai bức xạ như thế (và một vành đai tạm thời). Vành đai bên trong có độ cao khoảng từ 640 - 9.600km trên bề mặt Trái Đất, trong khi vành đai bên ngoài có độ cao vào khoảng 13.500 - 58.000km.

Gần đây, các tàu thăm dò Van Allen đã phát hiện ra một thứ rất kỳ lạ khi chúng đang theo dõi hoạt động của các hạt tích điện nằm trong từ trường của Trái Đất - đây chính là một rào cản ngăn chặn bức xạ từ Mặt Trời.

Khi tiến hành điều tra, các nhà khoa học thấy rằng "bong bóng" này đã hoạt động để đẩy Vành đai Van Allen ra xa hơn khỏi Trái Đất trong vài thập kỷ qua, và hiện nay, giới hạn dưới của những dòng bức xạ đã thực sự nằm cách xa chúng ta hơn so với những năm 1960.

Vậy những gì đã thay đổi?

Có một loại hình truyền thông được gọi là truyền thông vô tuyến Tần số rất thấp (VLF), loại hình này đã trở nên phổ biến hơn nhiều so với những nằm 60, nhóm nghiên cứu tại NASA đã xác nhận rằng chúng có thể ảnh hưởng đến cách thức và vị trí của các hạt trong không gian di chuyển. Nói cách khác, nhờ có VLF, chúng ta hiện nay đang có một "vòng bảo vệ nhân tạo" bao quanh Trái Đất.

“Rất nhiều thử nghiệm và quan sát đã chỉ ra rằng, dưới điều kiện thích hợp, tín hiệu vô tuyến trong dải tần số VLF có thể ảnh hưởng đến các đặc tính của môi trường có năng lượng bức xạ cao xung quanh Trái Đất”, Phil Erickson từ Đài quan sát Haystack của MIT, Massachusetts, một thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Hầu hết chúng ta không sử dụng nhiều đến tín hiệu VLF trong cuộc sống thường ngày, nhưng chúng vẫn là trụ cột trong nhiều hoạt động kỹ thuật, khoa học và quân sự. Với dải tần số từ 3 đến 30 kilohertz, chúng quá yếu để truyền tải âm thanh, nhưng lại hoàn hảo để chuyển những tin nhắn mã hóa ở khoảng cách xa hoặc dưới nước sâu.

Một trong những công dụng phổ biến nhất của tín hiệu VLF là liên lạc với những tàu ngầm ở dưới sâu và do các bước sóng lớn của chúng có thể bị phân tán xung quanh những vật cản lớn như các dãy núi, nên loại tín hiệu này cũng được sử dụng để truyền tải thông tin ở những địa hình phức tạp. Công dụng của tín hiệu VLF dường như chỉ gói gọn trong hành tinh, nhưng hóa ra chúng đã bị rò rỉ vào không gian bao quanh Trái Đất, sau đó chúng ở lại đủ lâu để hình thành một “bong bóng” bảo vệ khổng lồ.

Khi các tàu thăm dò Van Allen so sánh vị trí của “bong bóng” VLF với giới hạn của vành đai bức xạ Trái Đất, thứ họ nhìn thấy ban đầu là một sự trùng hợp thú vị: “Phạm vi bên ngoài của bong bóng VLF gần như sát với giới hạn trong của Vành đai bức xạ Van Allen”, NASA nói.

Nhưng khi NASA nhận ra rằng tín hiệu VLF thực sự có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển của các hạt tích điện bên trong vành đai bức xạ, thì họ cũng hiểu rằng “vòng bảo vệ nhân tạo” của chúng đã liên tục đẩy vành đai bức xạ ra xa hơn.

Có lẽ vòng bảo vệ VLF là ảnh hưởng tích cực nhất mà con người đã tạo ra bên ngoài vũ trụ, nhưng nó không phải là duy nhất - chúng ta đã tạo ra dấu ấn của mình trong không gian từ thế kỷ 19, và đặc biệt vào 50 năm sau, khi những vụ nổ bom hạt nhân liên tiếp được thực hiện.

“Những vụ nổ này tạo ra một vành đai phóng xạ nhân tạo gần Trái Đất, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với rất nhiều vệ tinh”, NASA giải thích trong báo cáo mới của họ.

Theo Thời Đại

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.