Tết buồn của hàng trăm đứa trẻ ở làng giàu nhất nước

(Ngày Nay) - Ở nhà lầu, dùng hàng ngoại nhưng nhiều năm qua, hàng trăm đứa trẻ ở ngôi làng được mệnh danh giàu nhất Việt Nam vẫn chưa có được một cái Tết trọn vẹn.
Tết buồn của hàng trăm đứa trẻ ở làng giàu nhất nước

Những ngày cận Tết Nguyên đán, chúng tôi có dịp về làng quê Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Đi dọc tuyến đường 22/12, ngắm nhìn những ngôi biệt thự khang trang, bề thế, những chiếc xe hơi ra vào tấp nập, chúng tôi mới thấu hiểu được vì sao người ta vẫn thường gọi Cương Gián là làng giàu nhất Việt Nam.

Những ngày gần Tết, khi mà hầu hết trẻ em khắp mọi miền đất nước háo hức được bố mẹ đưa đi sắm quần áo Tết thì hàng trăm đứa trẻ ở làng Cương Gián lại chất chứa những nỗi niềm riêng. Không phải vì không có áo quần mới, mà những đứa trẻ nơi đây luôn thiếu đi vòng tay yêu thương của bố mẹ trong những ngày Tết lạnh giá.

Vốn nổi tiếng và được biết đến là làng giàu có nhờ xuất khẩu lao động, nhiều cặp vợ chồng ở Cương Gián sau khi cưới thì dắt nhau đi làm ăn ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Nhiều nhà, con cái sinh ra được vài tháng là bố mẹ để lại cho ông bà rồi lên đường xa xứ làm ăn.
Tết buồn của hàng trăm đứa trẻ ở làng giàu nhất nước ảnh 1Những ngôi nhà khang trang ở Cương Gián.

Chính vì thế ở Cương Gián, 5 năm hay 10 năm chưa được đón Tết cùng bố mẹ, gia đình là chuyện không phải hiếm. Và có một thứ luôn thiếu ở đây, đó là nỗi buồn không thể bù đắp được của những đứa trẻ khi những ngày Tết đến, xuân về không có bố mẹ ở bên.

Ngôi ôm đứa cháu nội, bà Nguyễn Thị Phước (60 tuổi, xã Cương Gián) cho biết, gia đình bà có 3 người con trai đều đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Cách đây 4 năm, người con trai cả sau khi cưới vợ, sinh con được hơn 6 tháng thì cả hai vợ chồng dắt nhau đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc.

“Vợ chồng nó thương con nhưng rồi cũng đành phải nhắm mắt chấp nhận để con lại cho ông bà nuôi rồi lên đường xa xứ làm ăn. Năm nay là năm thứ 3, cả 2 vợ chồng nó phải đón Tết nơi xứ người, còn cháu thì vẫn phải đón Tết với ông bà”, bà Phước nói.

Chính vì thế, để bù đắp cho các con, những ông bố, bà mẹ xa quê thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều quà cáp. Các em được chăm lo đầy đủ về vật chất, sắm rất nhiều quà Tết nhưng mơ ước bình dị là được đón Tết cùng bố mẹ thì năm nào cũng thiếu.
Tết buồn của hàng trăm đứa trẻ ở làng giàu nhất nước ảnh 2Bà Nguyễn Thị Phước ôm đứa cháu trong lòng.

Em Nguyễn Văn Nghĩa (10 tuổi) ở với ông Thắng bà Tam (trú thôn Song Hải, xã Cương Gián) từ khi mới 5 tháng tuổi. Đến nay, bố mẹ làm ăn bên Hàn Quốc chưa về thăm em lần nào.

Tâm sự với chúng tôi bà Tam cho biết: “Sau khi sinh cháu Nghĩa được 5 tháng thì bố mẹ cháu nhận giấy bay sang Hàn Quốc. Ngày đi vì con còn quá nhỏ nên mẹ nó khóc suốt mấy ngày liền nhưng rồi cũng đành chấp nhận xa con để làm ăn”.

Bà Tam cho biết, 2 con bà sang Hàn Quốc được một thời gian do công việc không ổn định nên cả hai vợ chồng bỏ ra ngoài làm. Giờ mà về thì sẽ không thể sang lại Hàn Quốc nên đành phải chấp nhận ở lại làm kiếm ít vốn rồi mới về quê.

“Đến nay cũng đã gần 10 năm cháu Nghĩa chưa được đón Tết với bố mẹ. Biết là bố mẹ và cháu đều rất buồn nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên cũng đành phải chấp nhận, chứ giờ ở nhà làm gì kiếm ra được tháng mấy chục triệu đồng”, bà Tam nói.

Theo bà Tam, trường hợp giống nhà bà ở Cương Gián thì nhiều lắm, hầu như nhà nào cũng có người đi nước ngoài. Ai có con cái thì gửi lại cho ông bà nuôi, cứ đến tháng là bố mẹ lại gửi tiền về cho bà cháu nên trẻ em nơi đây chẳng thiếu thứ gì ngoại trừ vòng tay chăm sóc của bố mẹ.

“Tết năm nay cũng giống nhiều cái Tết khác, bà cháu không phải vất vả mua sắm bởi đã có bố mẹ lo gửi tiền, gửi quà để có một cái Tết sung túc nhất. Nhưng, lại buồn bởi như nhiều năm qua, chỉ có ông bà và cháu ăn Tết chứ không có bố mẹ”, bà Tam nói.

Cách trở địa lý cộng với có điều kiện nên ở đây, bố mẹ nhà nào cũng sắm cho ông bà, con cái họ điện thoại "xịn", Ipad để tiện nói chuyện. Không về được, ngày Tết hay giao thừa bố mẹ, con cái lại gặp nhau qua những cuộc điện thoại dài qua facebook.

Khi được hỏi có muốn gặp bố mẹ không, em Nghĩa ngây thơ trả lời: "Ngày nào con cũng được bà cho gặp mẹ qua điện thoại rồi nhưng con muốn được bố mẹ đưa đi chơi Tết cơ".

Theo VTC

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.