Tháo 'điểm nghẽn' trong quá trình chuẩn hóa

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết tại Hà Nội mở ra nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Sản xuất may mặc tại Công ty TNHH Far Eastern New Apparel Việt Nam - KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN
Sản xuất may mặc tại Công ty TNHH Far Eastern New Apparel Việt Nam - KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Tuy nhiên, cơ hội cũng sẽ đi kèm với thách thức bởi đây là một Hiệp định thế hệ mới, có lợi cho cả đôi bên. Các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiêp, nhất là các doanh nghiệp dệt may muốn tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa hưởng lợi từ EVFTA phải chuẩn hóa quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất, lao động, xuất xứ, nguyên phụ liệu. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang nỗ lực tìm cách tháo gỡ các "điểm nghẽn" để có thể thực hiện quá trình chuẩn hóa này.

EVFTA mở ra  thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn cho ngành dệt may của Việt Nam, khi EU cam kết sẽ xóa bỏ các dòng thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, mặt hàng dệt may sẽ xóa bỏ thuế dần trong vòng 7 năm về 0%. Việc giảm thuế này mang đến chất xúc tác lớn cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang thị trường EU.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, chỉ có tuân thủ quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt, quản lý tốt việc lợi dụng xuất xứ, hàng Việt Nam có cơ hội lớn tại thị trường EU. Theo ông Giang, vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu để đáp ứng tiêu chí về quy tắc xuất xứ là rất quan trọng. Hiện khó khăn doanh nghiệp dệt may phải đối mặt vẫn là yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) cũng nêu rõ, hàng hóa xuất nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi thuế, phi thuế hay hạn ngạch như cam kết thì cần đáp ứng yêu cầu về quy tắc nguồn gốc xuất xứ với nguyên tắc hàm lượng giá trị nội khối không dưới 40%. Một trong những điểm đáng chú ý của EVFTA, theo bà Trang là cam kết sở hữu trí tuệ, gồm các cam kết về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bằng sáng chế, thông tin bí mật. 

Với mặt hàng dệt may, để được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về xuất xứ hàng hoá, nghĩa là hàng hoá đó ít nhất phải sản xuất tại Việt Nam. EU cũng cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ, chẳng hạn vải sản xuất tại Hàn Quốc, nước có FTA song phương với EU cũng được công nhận nguyên tắc xuất xứ từ vải trở đi và được hưởng ưu đãi.

Bà Trang nhận định thách thức lớn của ngành dệt may trong thời kỳ tới là tăng trưởng nguồn nguyên phụ liệu trong nước. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Sơn Trà, Phó trưởng phòng WTO và đàm phán thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh nghiệp Việt chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu về EVFTA để tận dụng cơ hội. Do vậy, doanh nghiệp trong nước cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu, nắm bắt các cam kết của Việt Nam với EU nhằm hiểu rõ hơn lợi thế mình có thể tận dụng. Tư duy đó bao gồm cái nhìn về thị trường lớn, cải tiến sản phẩm, chất lượng mẫu mã… để có thể chào hàng và gây ấn tượng ngay từ đầu với khách hàng đến từ EU.

Hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, việc cắt may được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt hoặc doanh nghiệp EU. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may trong việc nhận ưu đãi do doanh nghiệp trong nước chưa chủ động sản xuất sợi và vải. Bởi, nguồn nguyên liệu này lâu nay doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc khối EU.

Ông Giang cho rằng, doanh nghiệp đang nỗ lực để xoay chuyển vấn đề này bằng gia tăng đầu tư, liên kết đầu tư mở rộng sản xuất… nhằm mục đích cuối cùng là được hưởng mức thuế 0% của Hiệp định thương mại đã được ký kết.

Ông Vũ Đức Giang cho biết thêm, về quy tắc xuất xứ của EVFTA đối với mặt hàng dệt may sẽ đơn giản hơn so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đối với CPTPP, yêu cầu phải đáp ứng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Điều đó có nghĩa là các công đoạn từ sợi – vải – cắt may đều phải thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, còn EVFTA chỉ yêu cầu từ vải.

Một điều đặc biệt nữa là sau quá trình bàn luận, trao đổi, EU đã đồng ý cho phép cộng gộp xuất xứ với những nước đã có FTA với EU như Hàn Quốc, Nhật Bản… Do đó, các doanh nghiệp dệt may hoàn toàn có quyền nhập khẩu vải từ Hàn Quốc sản xuất các mặt hàng may mặc để xuất khẩu sang thị trường EU để hưởng ưu đãi về thuế quan. Tất cả các quốc gia sẽ ký Hiệp định thương mại tự do với EU trong tương lai cũng sẽ được tính cộng gộp theo phương thức này.

Với những thách thức như vậy, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, chúng ta phải có thị trường lớn để lập được chuỗi cung ứng mang tính ổn định, lâu dài, giúp ngành dệt may cạnh tranh ở cấp độ cao hơn. Đó chính là mục tiêu khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do với EU, tạo ra thị trường bền vững; đồng thời có thêm điều kiện để đầu tư, tham gia chuỗi cung ứng ở mức độ sâu hơn.

Đặc biệt, nếu tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, giá trị tạo ra cho Việt Nam sẽ cao hơn. Và sẽ đi kèm với những thách thức. Khâu yếu nhất hiện nay của ngành là khâu dệt và điểm nghẽn là nhuộm. Nếu như muốn tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp phải nắm được mấu chốt cơ bản của chuỗi cung ứng đó. Do vậy, nếu không có sự chuẩn bị tổng thể, sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, vượt qua thách thức này đối với ngành dệt may, việc tận dụng cơ hội này rất khó. 

Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang xuất khẩu vào EU với mức thuế GSP (chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập). Đây là một trong số những ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, với mức thuế cho các mặt hàng dệt may  khoảng 9%. Hiện nay, thuế  thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường của EU là 15% và nếu cắt giảm sẽ giảm dần từ 13%, 11%, 9% trong vòng 3 năm.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lo ngại rằng hàng rào thuế quan sẽ giảm, nhưng hàng rào kỹ thuật phi thuế quan sẽ tăng. Về vấn đề này, ông Phí Việt Trịnh, Tổng giám đốc Tập đoàn May Hồ Gươm phân tích, các tiêu chuẩn này được xây dựng hoàn toàn dựa theo tiêu chuẩn quốc tế, họ rất ít khi đưa ra các tiêu chuẩn không có cơ sở khoa học.

"Một khi chứng minh được rằng chúng ta quan tâm đến sự an toàn của người tiêu dùng thì cánh cửa EU sẽ luôn rộng mở chào đón", ông Trịnh cho hay.

Theo TTXVN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.