Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp

Đại dịch COVID-19 đã và đang làm thế giới biến đổi theo một cách thức chưa từng có trong lịch sử. Nhiều nhà quan sát dự đoán năm Tân Sửu 2021 sẽ tiếp tục là một năm bất định, có những tín hiệu lạc quan song vẫn đan xe rủi ro như một trò chơi “xúc xắc”.

______________

Dưới đây là 9 vấn đề mà nhân loại có thể dõi theo trong năm 2021:

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 1

Thế giới năm 2021 có tín hiệu lạc quan hơn trong việc kiểm soát, đẩy lùi đại dịch COVID-19 với cuộc đua “thần tốc” sản xuất các loại vaccine ngừa COVID-19 và hàng loạt quốc gia triển khai kế hoạch tiêm chủng đại trà cho người dân. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 có thể cuộc chiến chống dịch bệnh chưa thể kết thúc “ngày một, ngày hai” tại một số nước và khu vực.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 2

Bên cạnh đó, vấn đề hết sức đáng quan tâm là các vaccine ngừa COVID-19 hiệu quả đến đâu và việc phân phối chúng có bình đẳng hay không? Hàng tỷ người, nhất là những người yếu thế, tại các nước nghèo đứng trước nguy cơ không được tiếp cận sớm với vaccine ngừa COVID-19 bởi cuộc chạy đua mua gom số lượng lớn vaccine của các nước giàu có. “Chủ nghĩa dân tộc về vaccine ngừa COVID-19” có thể khiến thế giới chia rẽ; do vậy, càng đòi hỏi một tinh thần hợp tác trước thách thức toàn cầu.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 3

Khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, kinh tế toàn cầu có cơ hội dần phục hồi trong năm 2021. Sự phục hồi này sẽ được dẫn dắt bởi nền kinh tế Trung Quốc – nền kinh tế chủ chốt duy nhất trên thế giới tăng trưởng dương trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), GDP toàn cầu trong năm 2021 có thể tăng trưởng 4,2%. Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nguy cơ “lao dốc” nếu tiếp tục xuất hiện những biến chủng virus SARS-CoV-2 mới. Sự phục hồi kinh tế cũng sẽ không đồng đều ở mọi khu vực, trong đó châu Á và các thị trường mới nổi có khả năng hoạt động tốt hơn các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu. Tình trạng kinh tế suy thoái do đại dịch có thể kéo dài hơn ở một số nước, làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Những người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn, trong khi những người nghèo ở các nước phát triển cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhất.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 4

Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 và “lăng kính” dân tộc chủ nghĩa của Tổng thống D.Trump đã làm đảo lộn nhiều chương trình nghị sự của chính trị thế giới cũng như rối loạn các mối quan hệ quốc tế. Bước vào năm 2021, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden sẽ nỗ lực khôi phục một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và do Mỹ dẫn dắt, vốn đang đứng trước bờ vực sụp đổ. Mỹ có thể quay trở lại các hiệp định và tổ chức quốc tế quan trọng, kiềm chế các hành xử đơn phương, đưa chủ nghĩa đa phương và xu hướng toàn cầu hóa trở lại “quỹ đạo”.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 5

Việc Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit sẽ mở ra cơ hội hợp tác mới, tránh được tình trạng mất trật tự ở châu Âu thời gian tới. Nhóm “Bộ Tứ kim cương” gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác để thực hiện tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở với hy vọng tạo ra “quyền lực mới” trong trật tự thế giới. Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng trật tự thế giới “G-Zero” – trong đó không có quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào đáp ứng được những thách thức của vị trí lãnh đạo toàn cầu – sẽ còn tiếp diễn trong nền chính trị toàn cầu ít nhất trong 5 năm tới.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 6

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc luôn là cặp quan hệ quan trọng nhất, ảnh hưởng toàn diện, tác động đa chiều và quyết định đối với trật tự thế giới trong tương lai. Vì vậy, năm 2021 sẽ là năm “bản lề” để quan sát, đánh giá những chuyển động trong quan hệ Mỹ - Trung dưới thời chính quyền mới của Mỹ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ cố gắng xử lý khéo léo hơn mối quan hệ với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng tìm cách cải thiện quan hệ với Mỹ.

Một số nhà chiêm tinh học Mỹ dự đoán năm 2021 sẽ chứng kiến nhiều sự kiện sôi động, mang lại tín hiệu tích cực cho thế giới sau “đại hồng thủy 2020”. Theo họ, năm 2021 sẽ là thời điểm của những tiến bộ công nghệ và hàn gắn cộng đồng.

Tuy nhiên, khó có thể kỳ vọng chính quyền mới của Mỹ nhanh chóng đảo ngược mọi chính sách của chính quyền Tổng thống D.Trump, cũng như có sự thay đổi đáng kể hoặc đưa ra một khung chính sách rõ ràng với Trung Quốc trong năm đầu nhiệm kỳ, bởi Tổng thống mới của Mỹ còn phải tập trung giải quyết các ưu tiên đối nội khác như kiểm soát dịch bệnh, hàn gắn nội bộ... Nhiều nhà phân tích nhất trí rằng về mặt chiến thuật, dưới thời Tổng thống Joe Biden, quan hệ Mỹ - Trung có thể ổn định hơn trên phương diện toàn cầu. Về mặt chiến lược, mọi căng thẳng Mỹ - Trung chưa thể chấm dứt bởi trong nhận thức chung của lưỡng đảng Mỹ, Trung Quốc vẫn bị xem là đối thủ cạnh tranh chiến lược.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 7

Năm 2021, con người sẽ trở nên quen thuộc hơn với những công nghệ mới, được sử dụng thường xuyên trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Các hoạt động kỹ thuật số và trực tuyến ngày càng gia tăng như: hội thảo trực tuyến, mua sắm – giải trí trực tuyến, văn phòng thông minh trực tuyến, học tập – đào tạo từ xa qua mạng...

Năm 2021 dự báo “bùng nổ” 5 xu hướng công nghệ gồm: (1) Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp con người giải thích và hiểu thế giới xung quanh rõ hơn; (2) Sử dụng robot và các phương tiện không người lái trong giao thông, y tế; (3) Cách mạng “Dạng Dịch vụ” (As-a-service) cung cấp các dịch vụ cần thiết qua các nền tảng dựa trên điện toán đám mây; (4) Công nghệ 5G và kết nối nâng cao; (5) Gia tăng sử dụng các công cụ Thực tế ảo và tăng cường (VR/AR), nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế, giải trí.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 8

Việc gia tăng các hoạt động kỹ thuật số và trực tuyến sẽ khiến tội phạm mạng ngày càng nghiêm trọng. Năm 2021, các cá nhân, doanh nghiệp, nhất là trong ngành thương mại điện tử, sẽ phải tập trung hơn vào vấn đề đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, bảo mật thông tin, quản lý mật khẩu để ngăn ngừa các mối đe dọa nổi lên như: tấn công lừa đảo, tấn công mã độc tống tiền, khai thác lỗ hổng trên mạng 5G, xâm phạm vào các thiết bị Internet vạn vật (IoT)...

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 9

Việc đi lại trong năm 2021 sẽ dễ dàng hơn năm 2020 một khi các nước kiểm soát được dịch COVID-19 và nới lỏng hạn chế đi lại, dù đó có thể là những nới lỏng nhỏ nhất. Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc kỳ vọng du lịch toàn cầu có thể bắt đầu hồi phục vào nửa sau của năm 2021. Tuy nhiên, phải mất từ 2,5 năm đến 4 năm nữa thì lượng khách du lịch quốc tế trên phạm vi toàn cầu mới có thể trở lại mức độ như năm 2019 trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Năm 2021, các kỳ nghỉ lễ sẽ ít hơn và người dân vẫn có xu hướng đi du lịch trong nước thay vì ra nước ngoài. Thay vì đi du lịch một mình hoặc cùng bạn bè, xu thế du lịch nghỉ dưỡng “đại gia đình” với nhiều thế hệ có thể nổi lên sau thời gian mọi người bị chia cách vì COVID-19. Các gia đình cũng sẽ hạn chế di chuyển nhiều nơi và chỉ chọn điểm đến có khả năng làm tốt công tác phòng tránh dịch. Du lịch chậm – dài ngày, du lịch “xanh” mang lại tính bền vững cho môi trường và cuộc sống bản địa sẽ được du khách ngày càng quan tâm hơn.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 10

Nhiều nhà khoa học dự báo nhiệt độ toàn cầu năm 2021 có thể thấp hơn một chút so với những năm trước do hiện tượng La Nina xuất hiện ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương. Tuy vậy, 2021 vẫn có thể là 1 trong 6 năm nóng nhất trong lịch sử do biến đổi khí hậu. Mặc dù lượng carbon dioxide toàn cầu giảm trong năm 2020 do hạn chế di chuyển của ô tô, máy bay, song các nhà khoa học cảnh báo khí thải này có thể tăng trở lại khi dịch COVID-19 chấm dứt. Thế giới trung bình cứ 2 giây vẫn thải ra không khí khoảng hơn 1 tấn carbon dioxide.

Nhà tiên tri Pháp Nostradamus cho rằng con người sẽ phải hứng chịu nạn đói lớn nhất từ trước đến nay, những cơn bão mặt trời xuất hiện, chiến tranh và các trận động đất lớn xảy ra…

Giới khoa học khẳng định nếu tiếp tục không có hành động, thế giới sẽ phải chấp nhận làm quen với tình trạng thảm họa tự nhiên ngày càng dày đặc và khắc nghiệt, thậm chí vượt quá mức kiểm soát và ứng phó của con người.

Năm nay, mục tiêu cắt giảm khí thải theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đứng trước cơ hội lớn khi Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden nhiều lần cam kết Mỹ sẽ quay lại Hiệp định này sau khi ông chính thức nhậm chức vào tháng 1/2021. Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) – vốn bị hoãn trong năm 2020 vì dịch COVID-19 – cũng có thể được tổ chức vào tháng 11/2021, làm dấy lên hy vọng tạo ra bước ngoặt đối với phong trào chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 11
Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 12

Dịch bệnh COVID-19 là lời cảnh báo với nhân loại rằng, bất chấp mọi tiến bộ về khoa học – công nghệ, con người vẫn luôn dễ bị thương tổn trước các thảm họa. Đây là một xu hướng không chỉ đã xảy ra trong quá khứ, lặp lại ở năm 2020 mà còn có thể tiếp diễn trong năm 2021.

Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng hệ lụy hậu đại dịch và các cuộc xung đột có thể biến năm 2021 thành năm có các thảm họa khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong một thập kỷ qua. Lần đầu tiên kể từ thập niên 1990, tình trạng nghèo cùng cực dự báo sẽ tăng vọt và nạn đói có thể quay lại ở nhiều nơi. Báo cáo của Liên hiệp quốc ước tính khoảng 235 triệu người trên thế giới sẽ cần viện trợ khẩn cấp vào năm nay, tăng đến 40% so với năm ngoái. Ngân hàng Thế giới dự báo số người nghèo cùng cực có thể lên đến 150 triệu người. Những người sống ở thành thị thậm chí đối mặt với khủng hoảng tồi tệ hơn những người ở nông thôn, bởi họ không thể tự sản xuất lương thực và thường làm việc trong khu vực phi chính thức khó phục hồi. Hàng triệu người sẽ trở về các làng quê của họ; nhiều trẻ em sẽ phải bỏ học để kiếm việc làm. Hầu hết số người nghèo mới sống ở Nam Á và khu vực châu Phi hạ Sahara.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 13

Một số nhà quan sát kêu gọi thế giới cũng phải sớm thức tỉnh trước một số nguy cơ khác ngoài dịch bệnh, do chính con người tạo ra như: tấn công khủng bố sử dụng vũ khí hạt nhân; trí tuệ nhân tạo (AI) bị vũ khí hóa, tình trạng kháng thuốc kháng sinh…Năm 2021 sẽ là thời điểm hồi phục tốt nhất đủ để chúng ta rút ra các bài học về thảm họa, đồng thời không quên “để mắt” tới những nguy cơ hủy diệt khác phải đối mặt trong tương lai.

Thế giới năm 2021: Lạc quan trong hồi hộp ảnh 14

Năm 2021 có thể coi là một năm “Déjà vu” (cảm giác quen thuộc khi một sự kiện nào đó diễn ra và bạn cho rằng nó đã xảy ra trong quá khứ). Quả thực, nhiều sự kiện bị hoãn trong năm 2020 có thể lại được tiến hành trong năm 2021, khiến chúng ta tưởng như “quay ngược thời gian” như “Thế vận hội Tokyo - 2020”, “Hội chợ triển lãm Dubai 2020 “, “Vòng Chung kết Giải Vô địch bóng đá châu Âu - 2020”…

Một số nhà chiêm tinh học Mỹ dự đoán năm 2021 sẽ chứng kiến nhiều sự kiện sôi động, mang lại tín hiệu tích cực cho thế giới sau “đại hồng thủy 2020”. Theo họ, năm 2021 sẽ là thời điểm của những tiến bộ công nghệ và hàn gắn cộng đồng. Tuy nhiên, một số nhà tiên tri lừng danh khác lại đưa ra dự báo đáng ngại cho năm 2021. Nhà tiên tri Pháp Nostradamus cho rằng con người sẽ phải hứng chịu nạn đói lớn nhất từ trước đến nay, những cơn bão mặt trời xuất hiện, chiến tranh và các trận động đất lớn xảy ra…Còn nhà tiên tri mù Vanga dự đoán các nhà khoa học sẽ tìm ra một phương pháp điều trị ung thư, song thế giới sẽ trải qua nhiều trận đại hồng thủy và thảm họa lớn, trong khi ý thức con người sẽ thay đổi, lòng người bị chia rẽ….

TIN LIÊN QUAN
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.