Thổ Nhĩ Kỳ: Mục tiêu xóa sổ Hamas là bất khả thi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo rằng mục tiêu mà Israel đặt ra là tiêu diệt Hamas hoặc trục xuất các tay súng Palestine khỏi Gaza là không thể đạt được.
Rocket được phóng từ Dải Gaza về phía Israel ngày 1/12/2023. Ảnh: AFP
Rocket được phóng từ Dải Gaza về phía Israel ngày 1/12/2023. Ảnh: AFP

Theo đài RT, phát biểu với các phóng viên ngày 2/12, ông Erdogan nói: “Các nước phương Tây ủng hộ Israel, đặc biệt là Mỹ và Anh, luôn đặt ra câu hỏi 'Chúng ta sẽ làm gì trước mối đe dọa từ Hamas?' thay vì nhìn vào giải pháp hai nhà nước. Câu trả lời của chúng tôi là: Nếu chúng ta đặt giải pháp hai nhà nước vào trung tâm, các vấn đề ở Gaza và các mối đe dọa lẫn nhau về cơ bản sẽ biến mất. Đó là cách chúng ta cần giải quyết tình hình”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm: “Việc loại trừ và tiêu diệt Hamas không phải là một kịch bản thực tế”.

Tổng thống Erdogan đã lên án mạnh mẽ khi Israel bắn phá Dải Gaza và cho rằng cách tiếp cận không khoan nhượng của Israel đã làm sụp đổ thỏa thuận ngừng bắn với các tay súng Palestine. Ông cũng nhiều lần từ chối coi Hamas là nhóm khủng bố mà lại dùng từ này mô tả Israel.

Trong khi đó, Israel cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Hamas. Ngoại trưởng Israel Eli Cohen viết trên mạng xã hội X ngày 2/12: “Chúng tôi sẽ giải phóng Gaza khỏi Hamas, vì an ninh của Israel và để tạo ra tương lai tốt đẹp hơn cho người dân trong khu vực. Xin mời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiếp đón các tay súng Hamas ở đất nước của ông, những người chưa bị tiêu diệt và chạy khỏi Gaza”.

Tham mưu trưởng quân đội Israel, Trung tướng Herzi Halevi cũng nhắc lại rằng quân đội Israel đã sẵn sàng xóa sổ Hamas. Ông nói: “Sẽ mất thời gian. Đây là những mục tiêu phức tạp”.

Đợt bạo lực mới nhất ở Trung Đông nổ ra vào ngày 7/10 sau một cuộc tấn công lớn của nhóm Hamas, khiến khoảng 1.200 người Israel thiệt mạng. Theo chính quyền do Hamas kiểm soát ở Gaza, các cuộc không kích trả đũa và hoạt động trên bộ của Israel đã giết chết trên 15.000 người Palestine.

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres bày tỏ rất đáng tiếc khi các hoạt động thù địch tái diễn giữa Israel và lực lượng Hamas ngày 1/12, đồng thời hy vọng hai bên thiết lập lại thỏa thuận ngừng bắn. Trên mạng xã hội X, ông Guterres viết: “Sự thù địch tái diễn càng cho thấy thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo quan trọng như thế nào”.

Cùng ngày, Qatar – nước làm trung gian cho thỏa thuận ngừng bắn vừa kết thúc – đã kêu gọi quốc tế hành động nhanh chóng để ngăn chặn bạo lực ở Dải Gaza. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Qatar nhấn mạnh việc tiếp tục tấn công làm phức tạp các nỗ lực hòa giải và làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo ở Dải Gaza. Bộ trên cũng lên án tất cả các hình thức tấn công nhắm vào dân thường, thực hiện trừng phạt tập thể và cưỡng bức di dời người dân ở Dải Gaza.

Trong diễn biến liên quan, một quan chức Palestine cho biết các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Israel và Hamas đang tiếp diễn, để thảo luận một thỏa thuận mới giữa hai bên, bất chấp việc giao tranh lại diễn ra sau khi thỏa thuận ngừng bắn kết thúc.

Thỏa thuận ngừng bắn đầu tiên ở Gaza kể từ khi bùng phát xung đột đã được gia hạn 2 lần và kéo dài tổng cộng 7 ngày. Trong thời gian ngừng bắn, 80 con tin Israel đã được trả tự do để đổi lấy 240 tù nhân Palestine. Tuy nhiên, sau khi lệnh ngừng bắn hết hạn vào sáng 1/12, giao tranh đã tiếp diễn. Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết Hamas đã không đồng ý thả thêm con tin, nên Israel nối lại các cuộc tấn công để tiếp tục thực hiện các mục tiêu của mình.

Trong diễn biến khác, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã công bố bản đồ chi tiết Dải Gaza đánh dấu những khu vực an toàn và kêu gọi người dân Palestine ở đây tuân thủ các chỉ dẫn của IDF để đảm bảo an toàn. Người phát ngôn của IDF cho biết bản đồ và các chỉ dẫn sẽ là hướng di chuyển an toàn cho người dân Gaza trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.