Thông tin mới về việc thí điểm dạy tiếng Hàn năm 2016

Văn bản ký giữa Bộ GD-ĐT và Đại sứ quán Hàn Quốc về việc thí điểm dạy tiếng Hàn ở bậc trung học hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều.
Thông tin mới về việc thí điểm dạy tiếng Hàn năm 2016

Theo văn bản này, hai bên sẽ hợp tác giảng dạy tiếng Hàn là ngoại ngữ 2 ở cấp trung học trên toàn quốc nhằm tăng cường khả năng ngoại ngữ cho học sinh phổ thông trong bối cảnh phát triển đa ngôn ngữ, qua đó sẽ xây dựng nền tảng để có thể phát triển tiếng Hàn thành ngoại ngữ 1 trong thời gian phù hợp.

Thông tin mới về việc thí điểm dạy tiếng Hàn năm 2016 ảnh 1

Lễ ký thỏa thuận thí điểm tiếng Hàn. Ảnh: Vietnamnet

Trước mắt, Bộ GD-ĐT sẽ thí điểm đưa tiếng Hàn Quốc vào dạy như ngoại ngữ hai tại 2 trường THCS ở Hà Nội và 2 trường THCS ở TP HCM. Theo đó, mỗi lớp thí điểm 2 vòng liên tục trong 2 năm học liên tiếp để sau khi thí điểm có thể dễ dàng chuyển đổi thành môn học ngoại ngữ 1. Tùy theo nhu cầu và điều kiện, thời lượng học thí điểm tiếng Hàn ngoại ngữ 2 được bố trí 3 tiết/tuần.

Từ năm học 2020-2021, chọn 1 trường THPT ở Hà Nội và 1 trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh, mỗi trường tổ chức 1 lớp dạy thí điểm tiếng Hàn ở lớp 10 cấp THPT.

Kết thúc thời gian thí điểm ở mỗi lớp, mỗi giai đoạn có tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm để chuẩn bị triển khai dạy thí điểm tiếng Hàn có chất lượng ở các lớp và giai đoạn tiếp theo. Sau 2 vòng thí điểm ở mỗi giai đoạn, nếu trường thí điểm có đủ các điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ với báo chí: “Bộ Giáo dục thấy việc phát triển tiếng Hàn là cần thiết để cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, du học sinh, lao động Việt Nam sang Hàn Quốc. Tôi cũng tin chương trình thí điểm này sẽ thành công và được đón nhận theo đúng nhu cầu thực tế. Nếu nhu cầu tiếng Hàn thực sự cần thiết, trong tương lai, tiếng Hàn sẽ được mở rộng hơn nữa”.

Ông Jun Dae Joo, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong việc đưa tiếng Hàn vào chương trình giảng dạy thí điểm tại một số trường trung học. Ông cho biết, kể từ năm 1993 đến nay, ngôn ngữ Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam với hơn 100.000 người học, 14 trường đại học có khoa tiếng Hàn chính quy, hơn 2.800 sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn và tới 10 cơ quan tổ chức giảng dạy tiếng Hàn.

Tuy nhiên, Trao đổi với PV Dân trí vào chiều 16/2, ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng Phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, bản thân mình chưa nhận được thông tin, cũng như chưa nhận được văn bản nào từ phía Bộ GD&ĐT đối với Hà Nội liên quan đến chủ trương thí điểm dạy tiếng Hàn tại 2 trường THCS như báo giới đưa tin.

Về phía Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Tiến, Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học cho biết, hiện đơn vị này cũng chưa có quyết định cụ thể về việc sẽ thí điểm dạy tiếng Hàn cho những trường nào.

Thông tin trên đã gây nhiều phản ứng trái chiều trên công luận. Theo một phụ huynh có con đang học cấp 2 tại Hà Nội, nhiều trường hiện nay dạy tiếng Anh cho học sinh trong vòng mười mấy năm nhưng nhiều em vẫn chưa rành ngoại ngữ. Vì thế phụ huynh này băn khoăn, vì sao các trường lại tiếp tục triển khai dạy tiếp tiếng Hàn mà không phải một ngôn ngữ “hot” nào khác hoặc đơn giản là cần nâng cao hơn nữa việc dạy tiếng Anh, thay vì dạy nhiều ngôn ngữ tràn lan.

Theo Dân Trí, Ông Tiến giải thích, việc học có hiệu quả hay không, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ trương dạy tiếng Hàn sắp tới sẽ trên cơ sở tự chọn và tự nguyện của các em, không phải bắt buộc học tiếng Hàn thay cho tiếng Anh. Các em có thể lựa chọn ngoại ngữ 2 hoặc ngoại ngữ 1 tùy thích.

Kim Cúc

Bình luận
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 23/4/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Lễ khởi công trung tâm dữ liệu & Nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Đây sẽ là trung tâm dữ liệu (TTDL) quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
(Ngày Nay) - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HOSE: TPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Tại đại hội, cổ đông thống nhất thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng, đặc biệt là phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt, 5% bằng cổ phiếu.