Thủ tướng chủ trì họp khẩn cấp ứng phó với bão Tembin

(Ngày Nay) -Dự kiến chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến để khẩn cấp ứng phó với bão Tembin (bão số 16)- cơn bão cường độ mạnh nhiều khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh Nam Bộ
Bão Tembin nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các tỉnh Nam Bộ
Bão Tembin nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các tỉnh Nam Bộ

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, khoảng 10h hôm nay (24/12), bão cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 230km về phía đông, với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h). Như vậy, khoảng chiều tối và đêm nay bão số 16 duy trì sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15 với sóng biển cao 10m sẽ đi qua khu vực đảo Trường Sa Lớn và Huyền Trân. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão ở huyện đảo Trường Sa cấp 4 (rủi ro thiên tai rất lớn).

Thủ tướng chủ trì họp khẩn cấp ứng phó với bão Tembin ảnh 1 Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng đề nghị các địa phương di dân khẩn cấp ở những vùng nguy hiểm

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h). Đến 10 giờ ngày 25/12, tâm bão cách Côn Đảo 220km về phía đông, sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15, sóng biển cao từ 8-10 mét. Theo ông Cường, tâm bão sẽ đi vào đất liền vào đêm 25, rạng sáng 26/12. Các trung dự báo lớn đều đánh giá cường độ bão khi cập bờ có giảm nhưng vẫn giữ cấp 10-11, độ rủi ro thiên tai đạt cấp 4.

Ngay từ chiều mai, vùng biển ven bờ khu vực nam Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre có gió mạnh cấp 6, các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu chậm hơn chút, đến tối mai, gió mạnh tăng lên cấp 9-10.

Khi vào ven bờ, ngoài khơi các tỉnh Nam Bộ, từ Vũng Tàu trở xuống có sóng biển cao 6-8m, nước dâng do bão từ 0,5-1m, không loại trừ khả năng vượt mực nước dâng kỷ lục tại Vũng Tàu vào ngày 16/12 vừa qua.

Đây là cơn bão cuối mùa, di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng. Cường độ ngày càng mạnh hơn và có thể tương đương bão Linda năm 1997, bão Durian năm 2006 với rủi ro thiên tai cấp 4 (cường độ lớn nhất xảy ra trong khu vực).

“Khả năng vùng tâm bão sẽ di chuyển thấp hơn nên sau khi đi vào đất liền Cà Mau, sang đến vùng biển phía Tây của Nam bộ, bão vẫn giữ cấp 9, giật cấp 11 nên cần đặc biệt lưu ý”, ông Cường nói.

Trong ngày và đêm mai (25/12), ở Nam bộ có mưa to; từ đêm 25/12 ở các tỉnh Nam Trung bộ và Trung Trung bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung bộ và Bắc bộ.

Khẩn cấp sơ tán dân

Theo ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đến sáng nay, các địa phương đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 60.413 phương tiện/307.742 lao động về diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Hiện các tỉnh, thành phố ven biển khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão (từ Khánh Hòa đến Kiên Giang) đã ban hành lệnh cấm biển.

Các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, TPHCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang rà soát và đã lên phương án di dời, sơ tán đến nơi an toàn đối với trường hợp bão cấp 9 là hơn 271.150 người, trên cấp 9 là gần 473.000 người.

Do tính chất nguy hiểm của cơn bão, ông Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng yêu cầu các địa phương phải di dân tại các cù lao xung yếu, vùng cửa biển, khu vực đê xung yếu phải hoàn tất trước 18h hôm nay, các khu vực sâu phía trong, di dân trước 12h trưa 25/12.

Cùng đó, các địa phương lưu ý, các tỉnh Nam bộ cho học sinh nghị học, quyết liệt di dân trên các lồng bè, tránh trường hợp đáng tiếc như bão số 12. “Ngay trưa mai, các địa phương nằm trong diện ảnh hưởng phải di dời tất cả người dân trên các lồng bè lên bờ. Đến tối mai vẫn còn thì kiên quyết cưỡng chế”- ông Thắng nói.

Theo Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai, dự kiến khoảng 17h hôm nay (24/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến, chỉ đạo việc ứng phó khẩn cấp với bão số 16.

Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.