Thủ tướng: ‘đừng để công nhân không có tiền về quê’

(Ngày Nay) -Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương, Thủ tướng mong muốn tỉnh cần sâu sát hơn, quan tâm hơn về vấn đề này, đừng để công nhân làm cả một năm mà không có tiền về quê.
 
Thủ tướng: ‘đừng để công nhân không có tiền về quê’

Ngày 1/1/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận Bình Dương đã có sự bứt phá ngoạn mục, trở thành trung tâm công nghiệp của Việt Nam, chiếm trên 13% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý Bình Dương chưa khai thác hết lợi thế vị trí gần TPHCM, lợi thế trung tâm đào tạo nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển các dịch vụ chất lượng cao, các dịch hỗ trợ phát triển công nghiệp và đô thị. Cho rằng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Dương đang đi xuống (ở vị trí 25/63 cả nước, đứng thứ 4 vùng Đông Nam Bộ), Thủ tướng yêu cầu một tỉnh lớn như Bình Dương phải đóng góp cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Bên cạnh đó, Bình Dương phát triển chủ yếu vẫn theo chiều rộng, chưa có nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng cao, công nghiệp gia công còn lớn. Tính liên kết trong phát triển còn yếu, việc phát triển doanh nghiệp còn hạn chế (trong năm 2016 chỉ có 4.387 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 4% của cả nước). Công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn hiện tượng xả thải gây ô nhiễm ở một số dự án trên địa bàn. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên một số địa bàn vẫn còn phức tạp, nhất là tại các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung.

Cho rằng đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận công nhân tại các khu công nghiệp còn thấp, Thủ tướng mong muốn tỉnh cần sâu sát hơn, quan tâm hơn về vấn đề này, đừng để công nhân làm cả một năm mà không có tiền về quê.

Thủ tướng: ‘đừng để công nhân không có tiền về quê’ ảnh 1Thủ tướng thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rực 

Về định hướng tầm nhìn cho Bình Dương, Thủ tướng nêu rõ: Bình Dương phải sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, một trung tâm công nghiệp của cả nước, một thành phố thông minh, một điểm đến cho các nhà đầu tư và những ý tưởng sáng tạo.

“Chính phủ kỳ vọng Bình Dương trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất của cả nước trong nhiệm kỳ này. Bình Dương giữ vai trò dẫn dắt sự phát triển của cả nước, của cả vùng kinh tế trọng điểm”, Thủ tướng nhấn mạnh. Để đạt được tầm nhìn này, điểm cốt lõi nhất là phải tạo được đột phá về môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện tốt hơn kết nối về hạ tầng giữa các đô thị của tỉnh với cả vùng.

Bình Dương cần làm tốt công tác quy hoạch. ”Muốn phát triển Bình Dương một cách căn bản, lâu dài thì cần đặc biệt chú ý quy hoạch phát triển đô thị, làm sao không mâu thuẫn với nhau, làm sao bảo đảm môi trường sống của người dân đô thị lớn như thế này”, Thủ tướng nói và lưu ý Bình Dương cần rút bài học từ sự phát triển của các thành phố lớn như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông…

Động lực tăng trưởng của Bình Dương phải dựa trên tăng năng suất, ứng dụng công nghệ, tính năng động và đổi mới sáng tạo. Cần tạo sự gắn kết tốt hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp khu vực FDI.

Yêu cầu Bình Dương phải phấn đấu trở thành một trung tâm khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp thành công của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước, Thủ tướng giao chỉ tiêu cho tỉnh phấn đấu đạt 50.000 doanh nghiệp vào năm 2020.

Bình Dương phải tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao, nâng dần tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu, giảm dần các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, khoáng sản và lao động phổ thông. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường.

Có cơ chế khuyến khích phát triển các ngành, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, nhất là dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại điện tử, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, bất động sản, đào tạo nhân lực.

Vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết theo chuỗi sản xuất nông sản an toàn phục vụ tại chỗ và tiêu thụ tại TPHCM là rất quan trọng.

Cùng với đó, thực hiện tốt các chính sách người có công, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Nhấn mạnh việc xây dựng các thiết chế văn hóa cho công nhân, người lao động ở Bình Dương là rất bức thiết, Thủ tướng mong rằng tỉnh phải là địa phương đi đầu trong lĩnh vực này.

Thủ tướng yêu cầu Bình Dương cải cách hành chính mạnh mẽ hơn, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức. Bình Dương cần sớm hoàn thiện đề án thành phố thông minh, trình Chính phủ xem xét.

Yêu cầu Bình Dương xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, quan liêu, vi phạm pháp luật, Thủ tướng nhắc tới việc tỉnh Quảng Ninh đã xử lý nghiêm Phó Phòng tư pháp Trung tâm hành chính công TP. Hạ Long có hành vi say rượu, ngủ gác chân lên bàn trong giờ làm việc và cho rằng, "mình làm việc nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của người dân".

Bình Dương cần có chương trình thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII. Phải là tỉnh đi đầu trong thực hiện chỉ đạo của Chính phủ là “tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững” (là chủ đề năm 2017). Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội và cuộc sống bình yên cho nhân dân trên địa bàn. Quan tâm, chăm lo thiết thực cho các gia đình chính sách, người lao động đón Tết Đinh Dậu sắp tới.

Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã nghe và cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với các kiến nghị của Bình Dương.

Về kiến nghị thành lập thêm 14 đồn công an tại các khu công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của Bình Dương, Thủ tướng giao tỉnh chủ động làm việc với Bộ Công an về các tiêu chí cụ thể để thành lập đồn công an tại các khu công nghiệp, trên cơ sở phải bảo đảm không tăng biên chế lực lượng công an. Bộ Công an xem xét, xử lý cụ thể theo thẩm quyền.

Cũng trong chuyến công tác ở Bình Dương, nhân dịp năm mới 2017, Thủ tướng đã đến thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rực và gia đình ông Nguyễn Thanh Châu, gia đình lão thành cách mạng ở phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.