Các ngôi nhà ven sông bị sụp đổ do sạt lở đất. Ảnh: Tiền Phong |
Đặc biệt, hai khu vực nằm trong vụ hạ lưu đã xảy ra sự cố sạt lở là tổ 26 phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình và xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, đã sơ tán toàn bộ người dân và tài sản ra khỏi vùng sạt lở. Mặc dù vậy, ở những địa phương này, chính quyền vẫn cử lực lượng dân quân theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở đất khi thủy điện bắt đầu xả lũ.
Đoạn đường tại xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn vẫn phải cắm biển cảnh báo sạt lở. Ảnh: Tiền Phong |
Đổi với khu vực có nguy cơ sạt lở lở phía đồng Ông Tượng và khu vự các tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát, và tổ 4 phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hoà Bình yêu cầu các đơn vị gia cố các vị trí xung yếu khi có cảnh báo nguy cơ sạt lở những ngày tới.
Những vết nứt hơn một gang tay. Ảnh: Tiền Phong |
Ông Nguyễn Đức Ngọc - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn trả lời báo Tiền Phong, cho biết tình trạng sạt lở bờ ta-luy dương tại xã Dân Hạ xuất hiện từ ngày 30/7, sau đợt mưa lũ kéo dài nhiều ngày và đập thủy điện Hòa Bình xả lũ. Sau khi xảy ra sụt lún, công an phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai huyện Kỳ Sơn đã di dời 4 hộ trong đó 3 hộ dân chủ động tới ở nhờ nhà người thân.
Tỉnh lộ 445 đã nứt toác do sạt lở đất. Ảnh: Tiền Phong |
Tới ngày 1/8, vết nứt kéo dài và mở rộng dọc tỉnh lộ 445 và lan vào một số hộ dân khác, chính quyền địa phương đã di dời họ về nhà máy sản xuất giấy Kỳ Sơn, cách hiện trường khoảng 1km. UBND huyện cùng chính quyền địa phương đã hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ dân di dời tới nơi an toàn để ổn định cuộc sống.
Tổng hợp