Tiến sĩ Lý Tùng Hiếu “xào chép” sách của người đã khuất?!

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Một đứa bé lấy viên kẹo của bạn nhưng nếu được cô bảo mẫu phân tích thì lần sau cháu sẽ không dám lấy nữa. Nhưng Tiến sĩ Lý Tùng Hiếu thì khác....

Sách “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” do nhóm tác giả PGS. Cao Xuân Hạo (bên trái) và sách "Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc phục” do nhóm tác giả TS Lý Tùng Hiếu (bên phải).
Sách “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” do nhóm tác giả PGS. Cao Xuân Hạo (bên trái) và sách "Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc phục” do nhóm tác giả TS Lý Tùng Hiếu (bên phải).

1. Khoảng giữa tháng 5 năm 2021, một nhà nghiên cứu về văn hóa nhắn tin, sau đó gọi cho tôi, nghi về tác giả của quyển sách “Các lỗi ngữ pháp phổ biến. Nội dung, căn nguyên và cách sửa” của hai tác giả Phó Giáo sư (PGS) Cao Xuân Hạo và Tiến sĩ (TS) Lý Tùng Hiếu, Nhà Xuất bản (NXB) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQGTPHCM) in. Để tiện diễn đạt, sau đây tôi gọi là “Sách của Lý Tùng Hiếu”.

Tôi hứa sẽ đọc và có câu trả lời nhưng sau đó vì đại dịch nên không thực hiện được. Nay tranh thủ những ngày hè, tôi đọc lại, đối chiếu với một quyển sách đã có từ hai chục năm trước “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” do nhóm tác giả PGS. Cao Xuân Hạo - Thạc sĩ (Ths) Lý Tùng Hiếu, TS. Nguyễn Kiên Trường-TS. Võ Xuân Trang-Nghiên cứu sinh (NCS) Trần Thị Tuyết Mai thực hiện, NXB Khoa học Xã hội (KHXH) in (Để tiện diễn đạt, sau đây tôi gọi là “Sách nhóm thầy Hạo”).

Trong nhóm này thì hiện nay chỉ còn Lý Tùng Hiếu và chị Trần Thị Tuyết Mai (nghỉ hưu năm 2008). Những người kia đã chết. Sách nhóm thầy Hạo thuộc đề tài “Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc phục” (lỗi qua các bài viết trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông). Đề tài này do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TPHCM tài trợ, TS. Lê Trung Hoa làm chủ nhiệm.

Sách nhóm thầy Hạo có 4 chương, 2 phụ lục, tổng cộng 283 trang. “Sách của Lý Tùng Hiếu” cũng có 4 chương, 2 phụ lục, tổng cộng 283 trang.

2. Đối chiếu hai quyển này, tôi thấy có những chỗ giống nhau tới mức chỉ có thể nghĩ là bản này được photo từ bản kia. Ví dụ:

Chương 1 sách nhóm thầy Hạo “Lỗi về câu trúc câu”. I. Lỗi về thành phần câu: 1. Lỗi về Chủ đề (“Chủ ngữ”) và Khung đề (“trạng ngữ đặt đầu câu”): a. Thay Chủ đề bằng Khung đề (thay chủ ngữ bằng trạng ngữ đầu câu)

Chương 1 sách Lý Tùng Hiều “Lỗi về câu trúc câu”. I. Lỗi về thành phần câu: 1.1. Lỗi về Chủ đề và Khung đề (“chủ ngữ” và “trạng ngữ đặt đầu câu”): 1.1.1. Thay Chủ đề bằng Khung đề (thay chủ ngữ bằng trạng ngữ đầu câu).

Cả hai tên chương và các tiêu đề, tiểu mục của hai quyển này chỉ có hai chỗ khác nhau là cách đặt thứ tự các tiêu đề và tiểu mục trong (1) sách của thầy Hạo nhập chung trong (1.1.) sách của Lý Tùng Hiếu. Cả cách trình bày co chữ, kiểu chữ của sách Lý Tùng Hiếu cũng hoàn toàn giống với sách thầy Hạo.

Nhưng chỉ như vậy thì không đáng nói. Chương 1, “sách Lý Tùng Hiếu”, từ trang 9 tới trang 118, giống hoàn toàn với Chương 1, sách nhóm thầy Hạo, từ trang 11 đến trang 74, trừ mấy chỗ: Sách nhóm thầy Hạo dùng ký hiệu ngón tay chỉ và chữ viết tắt “BC” còn “sách Lý Tùng Hiếu” bỏ ký hiệu và ghi là “Bị chú”; sách nhóm thầy Hạo đánh số thứ tự bài tập là 01, 02, 03, v.v. còn “sách Lý Tùng Hiếu” là 1,2,3; sách nhóm thầy Hạo không đặt bài tập trong khung còn “sách Lý Tùng Hiếu” đặt bài tập trong khung. Ngoài ra, “sách Lý Tùng Hiếu” có thêm một số bài tập (Khi cần thiết, tôi sẽ chỉ ra xuất xứ của những tập này). Sách nhóm thầy Hạo dấu sao (*) những ví dụ và “sách Lý Tùng Hiếu” cũng đánh dấu sao.

3. Tương tự, các chương 2, 3 và 4 sách nhóm thầy Hạo đã được Lý Tùng Hiếu “cải biên” thành các chương 2,3 và 4 của mình, với công lớn là đánh số thứ tự phù hợp hơn, chẳng hạn:

- Sách nhóm thầy Hạo: Chương hai (từ trang 45). Lỗi về cấu trúc ngữ đoạn. I. NGỮ VỊ TỪ: 1. Khái quát về những lỗi thường gặp trong ngữ đoạn Vị Từ:

- “Sách Lý Tùng Hiếu”: Chương hai (từ trang 119). Lỗi về cấu trúc ngữ đoạn. 1. NGỮ VỊ TỪ (bỏ dấu hai chấm) 1.1. Khái quát về những lỗi thường gặp trong ngữ đoạn vị từ (viết thường, bỏ dấu hai chấm). Ngoài ra, Lý Tùng Hiếu cũng đã đổi ký hiệu ngón tay chỉ bằng dấu sao (*) như đã nói ở trên.

Tuy nhiên, do mải miết chép nên Lý Tùng Hiếu mắc một lỗi trong cách đánh số: Thông thường, khi viết sách, tác giả đánh số thứ tự các tiêu đề theo thứ tự của chương, chẳng hạn: Chương 2. thì các mục sẽ là 2.1. XXX; 2.1.1. xxxx; 2.2. YYY còn Lý Tùng Hiếu đã cố tránh cái lỗi này ở nhóm thầy Hạo nhưng vẫn chừa lại “cái cốt”: Từ chương hai trở đi, số thứ tự các tiêu đề được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến hết.

Tiến sĩ Lý Tùng Hiếu “xào chép” sách của người đã khuất?! ảnh 1

Bên trong sách "Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục" (bên trái) và sách "Các lỗi ngữ pháp phổ biến".

4. Một điều cực kỳ thú vị là Lý Tùng Hiếu đã chép nguyên vẹn 34 dòng “Lời ngỏ” của sách nhóm thầy Hạo (từ đầu tới từ dòng 34). Trong 34 dòng này, Lý Tùng Hiếu đã đánh lừa độc giả bằng cách bỏ nội dung có tính pháp lý trong sách nhóm thầy Hạo: “Trong tập này, theo sự phân công của trung tâm chúng tôi (gồm có Cao Xuân Hạo, Nguyễn Kiên Trường, Lý Tùng Hiếu, Trần Thị Tuyết Mai và Võ Xuân Trang)”. Bỏ đoạn này, coi như “dấu vết” của nhóm tác giả đã bị xóa sạch. Tuy nhiên, dù có “đạo sách” chuyên nghiệp đến cỡ nào vẫn để lại một vài manh mối, mà độc giả có thể dễ dàng lần ra. Cho nên, dù Lý Tùng Hiếu đã cực kỳ chuyên nghiệp nhưng vẫn để lại sơ hở.

Ngay trong “Lời giới thiệu” sách nhóm thầy Hạo, với tư cách là chủ nhiệm đề tài, TS. Lê Trung Hoa đã cẩn thận và tế nhị ghi rõ sự phân công trách nhiệm để sau này khỏi có sự tranh giành, là: “…Phần ngữ pháp (172 trang), PGS. Cao Xuân Hạo viết phần chính (43 trang), Ths. Lý Tùng Hiếu soạn Phụ lục 1 (105 trang), TS. Nguyễn Kiên Trường soạn Phụ lục 2 (17 trang), TS. Võ Xuân Trang và NCS. Trần Thị Tuyết Mai điều tra bảng hỏi”. Như vậy, trong sách nhóm thầy Hạo, Lý Tùng Hiếu chỉ có phần Phụ lục 1. Những kiến thức về ngôn ngữ do thầy Hạo viết chính. Như vậy, dù Lý Tùng Hiếu đã cực kỳ tinh vi nhưng không thể xóa tất cả dấu vết.

5. Giới Việt Ngữ học đều thừa nhận thầy Hạo (ở hiện tại) là người xem tiếng Việt không có “Chủ ngữ”, “Vị ngữ”, mà là “Chủ đề”/ “Khung đề” và “Thuyết”. Do vậy, đọc tên chương “Lỗi về câu trúc câu”. I. Lỗi về thành phần câu: 1. Lỗi về Chủ đề (“Chủ ngữ”) và Khung đề (“trạng ngữ đặt đầu câu”): a. Thay Chủ đề bằng Khung đề (thay chủ ngữ bằng trạng ngữ đầu câu), mọi người biết ngay nó của ai. Hơn nữa, người trong giới ngôn ngữ đều biết năng lực của Lý Tùng Hiếu…

6. Tôi đã cẩn thận đối chiếu những quyển sách của thầy Hạo (tác giả cung cấp) trong quyển “Cán bộ-viên chức Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ”, năm 2000, NXB KHXH (hiện đang lưu giữ tại Phòng Tổ chức, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ) và trong điếu văn khi thầy Hạo quy tiên, thì không có quyển nào viết chung với Lý Tùng Hiếu. Hơn nữa, trong lý lịch khai báo tại địa chỉ: http://www.vanhoahoc.edu.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-khoa-van-hoa-hoc/nhan-luc-cua-khoa/894-ts-ly-tung-hieu.html do Lý Tùng Hiếu cung cấp, cũng không có quyển sách này.

7. Vậy thì đã rõ. Không phải “Các lỗi ngữ pháp phổ biến. Nội dung, căn nguyên và cách sửa” là quyển sách của PGS. Cao Xuân Hạo và TS. Lý Tùng Hiếu, mà là Lý Tùng Hiếu “sử dụng lại” của tập thể, núp dưới bóng của cây đại thụ Cao Xuân Hạo để dễ in, bán chạy và đánh lừa độc giả.

8. Một đứa bé lấy viên kẹo của bạn nhưng nếu được cô bảo mẫu phân tích thì lần sau cháu sẽ không dám lấy nữa. Ngày 08 tháng năm 2018, Báo Người Lao động đăng bài “Hai công trình về Tây Nguyên: Sao chép tùy tiện, sai tá lả!” của tác giả Nguyễn Quang Tuệ. Bài báo này chỉ ra, trong quyển sách viết chung “Trường Sơn-Tây Nguyên-Tiếp cận Văn hóa học”, Lý Tùng Hiếu sao chép “tơi bời”, “tá lả” của người khác. Nhưng không phải chỉ có thế. Năm 2010, người nhà của TS. Võ Xuân Trang đã từng kiện Lý Tùng Hiếu ra tòa về hành vi sử dụng công trình “Người Rục ở Quảng Bình” mà chưa được sự đồng ý của người khác; nhưng sau đó, sự việc đã được dàn xếp ổn thỏa. Như vậy, cứ khoảng 5 tới 7 năm, Lý Tùng Hiếu lại xông xáo cho “ra lò” một sản phẩm “vay mượn” của người khác.

Nhưng lần này, Lý Tùng Hiếu đã mượn tác phẩm của nhóm tác giả có 5 người, của những người là bậc thầy (thầy Cao Xuân Hạo, thầy Võ Xuân Trang) và những người từng là đồng nghiệp của mình. Trong đó, 3 người đã về cõi vĩnh hằng. Đối xử như thế với người thầy, người đã khuất, TS. Lý Tùng Hiếu đã không còn gì để mất!

Thông tin về tác giả:

TS. Hồ Xuân Mai - Phụ trách bộ phận Ngôn ngữ học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ

15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.