Tính toán sai lầm
Tháng 8/1949, khi Liên Xô thử nghiệm thành công vụ nổ của một quả bom hạt nhân đầu tiên, Mỹ bắt đầu tăng tốc việc nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân có sức công phá mạnh hơn.
Với nguồn kinh phí khổng lồ và đội ngũ chuyên gia tài năng, chỉ đến năm 1951, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố thành công bước đầu trong việc chế tạo bom H. Thành công này khiến Tổng thống Mỹ Harry Truman ra lệnh đẩy mạnh việc chế tạo một quả bom H đầu tiên của nước Mỹ và cả thế giới.
Theo ước tính, nếu thành công, bom H có sức nổ mạnh đến 15 megaton, gấp 1.500 lần sức nổ của 2 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945. Và Mỹ không phải chờ đợi lâu.
Đến cuối năm 1953, các nhà khoa học vui mừng thông báo đã hoàn thành việc chế tạo quả bom H đầu tiên. Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Dwight Eisenhower quyết định tiến hành một vụ thử nghiệm trên đảo Bikini thuộc quần đảo Marshall mang mật danh Castle Bravo dưới sự chỉ huy của tướng John Clarkson.
Quả cầu lửa khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau vụ thử Castle Bravo |
Vụ nổ được khai hỏa vào tối 1/3/1954 và chỉ trong vài giây, một quả cầu lửa khổng lồ ước tính có đường kính 7km xuất hiện trên bầu trời. Quả cầu lửa này còn được nhìn thấy từ đảo Kwajalein cách đó đến 450km. Sức công phá của vụ nổ đã tạo nên một hố sâu 75m và có đường kính 2.000m.
"Ngày Mặt trời mọc hai lần"
Đám khói hình nấm hình thành từ vụ nổ đạt đến độ cao 14km với đường kính 11km chỉ trong 1 phút đầu tiên và sau đó đạt đến độ cao 40km với đường kính 100km trong vòng 10 phút tiếp theo.
Nội dung liên quan:
- 8 loại vật chất đắt nhất hành tinh
- Sức mạnh của loại vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất nhân loại
- Những công nghệ giúp nhân loại tiến xa trong chinh phục vũ trụ
Trong 60 phút phát tán liên tục, phóng xạ bom H đã lan đến những khu vực cách tâm vụ nổ 160km. Mỹ đã thất bại trong vụ thử nghiệm này và người dân đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề do quyết định sai lầm của Nhà Trắng.
Hàng trăm dân cư sinh sống trên nhiều đảo đã bị nhiễm xạ với mức cao nhất là 170 rads và thấp nhất là 14 rads. Hàng trăm thủy thủ đoàn của các tàu qua lại gần khu vực thử bom hydrogen đã bị nhiễm xạ trong đó phải kể đến trường hợp bị nhiễm xạ của 116 thuyền viên của tàu sân bay USS Bairoki của Hải quân Mỹ khiến những người này có nguy cơ bị ung thư cao.
Đặc biệt là trường hợp chiếc tàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru của Nhật do không nhận được thông báo đã tiến vào cách tâm vụ nổ 60km khiến 17 thuyền viên trên tàu bị nhiễm xạ nặng. 4 người trong số họ đều chết vì bệnh ung thư chỉ sau đó vài năm, những người còn lại đều mắc các chứng ung thư tuyến giáp.
Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1974, những nạn nhân đầu tiên của vụ thử nghiệm Castle Bravo mới lên tiếng yêu cầu phía Mỹ phải bồi thường thiệt hại và liền gây ra phong trào bài trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. Đó là thủy thủ đoàn của tàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru.
Ảnh minh họa |
Bưng bít thông tin
Chính phủ Mỹ do lo ngại phong trào này sẽ biến thành phong trào chống Mỹ nên đã bí mật thương lượng với các nạn nhân để bồi thường cho họ số tiền lên đến 4,2 triệu USD.
Tuy nhiên, Mỹ lại phớt lờ hàng trăm nạn nhân khác cũng như tiếp tục bưng bít thông tin về tác hại của vụ nổ cho đến thập niên 90 thế kỷ XX mới tuyên bố công khai. Ngay sau đó, nhiều nạn nhân sinh sống trên các đảo thuộc quần đảo Marshall mới đòi bồi thường thiệt hại.
Nhà Trắng đã quyết định triển khai một cuộc điều tra y tế về di chứng của vụ nổ Castle Bravo với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia y tế. Tại các đảo thuộc quần đảo Marshall, các chuyên gia thật sự sốc khi phát hiện có đến 3/4 trong tổng số 239 người dân sinh sống trên các đảo Utirik, Rongelap và Ailiginae đều đã chết vì bị nhiễm xạ nặng. Những người còn sống đều mắc các chứng bệnh liên quan đến nhiễm phóng xạ và con cái của họ đều bị bệnh rối loạn hô hấp, ung thư tuyến giáp.
Cuộc điều tra này có tên gọi Kế hoạch 4.1. Hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia y tế tham gia kế hoạch này đã đến nhiều đảo của quần đảo Marshall để kiểm tra tác hại của vụ nổ và họ bất ngờ khi phát hiện có đến 3/4 trong tổng số 239 người dân sinh sống trên các đảo Utirik, Rongelap và Ailiginae đã lần lượt qua đời do bị nhiễm xạ quá mức.
Những người còn sống đều mắc các chứng bệnh liên quan đến nhiễm phóng xạ. Hầu hết con cái của những người này đều mắc các chứng rối loạn hô hấp, ung thư tuyến giáp. Vụ thử nghiệm Castle Bravo đã tạo ra một thảm họa hạt nhân nặng nề không chỉ đối với môi trường mà cả đối với xã hội. Theo tính toán của các nhà khoa học làm việc trong Kế hoạch 4.1, có thể phóng xạ phát tán từ vụ nổ Castle Bravo đã lan đến Australia, Nhật, Ấn Độ và có thể là cả Mỹ.
Từ một vụ thử nghiệm vũ khí bí mật, vụ Castle Bravo đã biến thành một thảm họa hạt nhân và đã trở thành nguyên nhân để cộng đồng thế giới đẩy mạnh phong trào bài trừ vũ khí hạt nhân.
Anh Phương (TH)
>>> Xem thêm:
- Triều Tiên tái sản xuất bom hạt nhân?
- Máy bay ném bom hạt nhân Nga tiến sát bờ biển Mỹ
- Mỹ: Bom Israel chế tạo có sức công phá gấp nghìn lần bom nguyên tử