TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - TikTok đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Tổng thống Joe Biden ký kết đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm.
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ

Đạo luật được ông Biden ký vào ngày 24/4, trong đó buộc ByteDance phải bán TikTok trước thời hạn ngày 19/1 năm 2025 nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm.

TikTok và ByteDance đã đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm Mỹ khu vực Quận Columbia với cáo buộc đạo luật này vi phạm một số điều trong Hiến pháp Mỹ, bao gồm cả việc vi phạm các biện pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Tu chính án thứ nhất.

Thông báo chung của TikTok và ByteDance cho biết: “Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội đã ban hành một đạo luật cấm vĩnh viễn một nền tảng ngôn luận có tên duy nhất trên phạm vi toàn quốc.”

Đơn kiện khẳng định việc thoái vốn “đơn giản là không thể thực hiện”, cả về mặt thương mại, công nghệ lẫn pháp lý.

“Đạo luật buộc TikTok phải dừng hoạt động trước ngày 19/1 năm 2025 sẽ khiến 170 triệu người, hiện sử dụng nền tảng để giao tiếp theo cách mà không nơi đâu bắt chước được, phải im lặng.”

Nhà Trắng bày tỏ mong muốn chấm dứt quyền sở hữu của công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia, nhưng không mong muốn phải cấm TikTok, và từ chối bình luận về vụ kiện.

Đây là động thái mới nhất từ TikTok nhằm đi trước nỗ lực ban hành lệnh cấm của chính phủ Mỹ, nhằm ngăn chặn các công ty như Snap hay Meta lợi dụng tình trạng bất ổn chính sách và thu hết lợi nhuận quảng cáo.

Tuy nhiên, đạo luật này đã được Quốc hội thông qua với số phiếu áp đảo chỉ vài tuần sau khi được đưa ra với lý do các nhà lập pháp quan ngại rằng Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu của người dùng Mỹ hoặc theo dõi họ bằng ứng dụng này. TikTok phủ nhận việc đã hoặc sẽ chia sẻ dữ liệu của người dùng Mỹ, đồng thời cáo buộc các nhà lập pháp Mỹ đã suy diễn quá đà.

Người đại diện Hạ nghị sĩ Raja Krishnamoorthi, người đứng đầu ủy ban Hạ viện về Trung Quốc, cho biết đạo luật này là “cách duy nhất để giải quyết mối đe dọa an ninh quốc gia do quyền sở hữu các ứng dụng như TikTok của ByteDance gây ra”.

“ByteDance nên bắt đầu thoái vốn thay vì tiếp tục những chiến thuật lừa đảo của mình”, ông Krishnamoorthi khẳng định.

Đạo luật cấm TikTok được tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng của Apple hay Google, cũng như không cho phép ứng dụng truy cập dịch vụ Internet cho tới khi ByteDance thoái vốn hoàn toàn trước thời hạn được đề ra.

Cuộc chiến pháp lý kéo dài 4 năm xoay quanh TikTok là màn đối đầu trực diện của Mỹ và Trung Quốc giữa hàng loạt những xung đột leo thang về công nghệ. Vào tháng 4, Apple cho biết Trung Quốc đã yêu cầu tập đoàn này gỡ bỏ các nền tảng các ứng dụng Whatsapp và Thread, cũng với lý do quan ngại về an ninh quốc gia.

Theo như đơn kiện, TikTok đã chi 2 tỷ USD để thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu của người dùng Mỹ và đưa ra các cam kết bổ sung trong dự thảo Thỏa thuận An ninh Quốc gia. Trong đó cũng bao gồm việc TikTok đồng ý phương án cho phép chính phủ Mỹ có quyền “cấm cửa” TikTok khỏi Mỹ nếu phát hiện vi phạm thỏa thuận.

Vào năm 2020, cựu Tổng thống Donald Trump từng bày tỏ ý định chặn TikTok và WeChat trong lãnh thổ Mỹ. Động thái này đã bị bác bỏ bởi tòa án cấp cao. Ông Trump kể từ đó đã đổi ý, cho biết ông không ủng hộ lệnh cấm của chính quyền Biden nhưng cho rằng những lo ngại về an ninh vẫn cần được giải quyết.

Ông Biden tuyên bố sẽ xem xét kéo dài kỳ hạn ngày 19/1 năm 2025 thêm 3 tháng nếu nhận thấy ByteDance đang tiến hành thoái vốn. Tuy nhiên, đơn kiện cho biết việc ông tiếp tục sử dụng TikTok trong chiến dịch tranh cử tổng thống đã “làm suy yếu tuyên bố rằng nền tảng này thực sự là mối đe dọa cho người Mỹ”.

Nhiều chuyên gia đã đặt ra câu hỏi liệu có công ty nào có đủ tiềm lực tài chính để mua lại TikTok hay không, và liệu các cơ quan chính phủ Trung Quốc và Mỹ có chấp thuận việc mua bán hay không khi việc chuyển đổi mã nguồn của TikTok sang Mỹ “sẽ mất hàng năm trời để một nhóm kỹ sư hoàn toàn mới có thể làm quen.”

Theo Reuters
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy năm 2024 diễn ra từ ngày 19 - 21/5 tại Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy (đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Sự kiện do UBND quận Bình Thủy phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức.
Bất bình đẳng giới trong các bộ luật gia đình tại châu Phi
Bất bình đẳng giới trong các bộ luật gia đình tại châu Phi
Kết quả một nghiên cứu mới của Equality Now - một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1992 nhằm ủng hộ việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em gái - cho thấy phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái là điều phổ biến trong luật gia đình trên khắp châu Phi.
Houthi tấn công tàu chở dầu treo cờ Panama ở ngoài khơi Yemen
Houthi tấn công tàu chở dầu treo cờ Panama ở ngoài khơi Yemen
Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ (CENTCOM) xác nhận lực lượng Houthi ở Yemen ngày 18/5 đã sử dụng tên lửa chống hạm để tấn công tàu chở dầu M/T Wind treo cờ Panama, thuộc quyền sở hữu của Hy Lạp, ở khu vực ngoài khơi thành phố cảng Mokha, miền Tây Yemen. Tuy nhiên, vụ tấn công không gây ra thương vong, thủy thủ đoàn đã khôi phục được hệ thống điện và con tàu vẫn tiếp tục hành trình.
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
(Ngày Nay) - Hôm 14/5, Điện Buckingham công bố bức tranh chân dung chính thức đầu tiên của Vua Charles III kể từ khi ông đăng quang. Tuy nhiên bức họa này lại gây tranh cãi vì tông màu chủ đạo khác lạ.