Tìm nhà trọ - "bài toán" khó giải với tân sinh viên

(Ngày Nay) - Mặc dù chưa đến ngày các trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển, song công cuộc đi tìm nhà trọ của các gia đình có con vừa tốt nghiệp trung học phổ thông đã diễn ra từ đầu tháng 8. Với những tân sinh viên không có họ hàng hoặc người thân sinh sống ở Hà Nội, “bài toán” này thực sự khó giải và cơ hội thuê được nhà trọ ưng ý là rất khó khăn.
Tìm nhà trọ - "bài toán" khó giải với tân sinh viên

Giữ phòng cả tháng

Tìm nhà trọ cho cháu gái vừa trúng tuyển Trường Đại học Thương Mại theo lời nhờ của người chị họ, dù sinh sống tại khu vực có nhiều nhà trọ, chị Lê Tuyết Mai (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã mất nhiều ngày để đi tìm mà vẫn chưa “chốt” được căn phòng nào phù hợp.

“Ngay cạnh nhà tôi có khoảng 12 phòng cho thuê. Tuần trước tôi thấy có người chuyển đi, vậy mà tôi sang hỏi thì chủ nhà bảo, phòng đã có người đặt cọc sẵn, thậm chí trả tiền trước 1 tháng để giữ phòng cho con”, chị Lê Tuyết Mai cho biết.

Chị Mai kể, người nhà nhờ chị tìm giúp căn phòng trọ trong khoảng giá 3-4 triệu đồng/tháng, với điều kiện phải tiện nghi, an toàn, đảm bảo phòng cháy, chữa cháy, lại không quá xa trường, loanh quanh khu vực đường Cầu Giấy, đường Hồ Tùng Mậu. Khi đi tìm nhà trọ với những tiêu chí đó, chị nhận ra, mức giá như vậy không hề dễ dàng.

“Căn phòng tiện nghi, an toàn, đảm bảo phòng cháy, chữa cháy thì có giá lên đến 5-6 triệu đồng/tháng, còn loại phòng dưới 3 triệu đồng/tháng thì ẩm thấp, sơ sài, thiếu an toàn, nằm sâu trong ngõ nhỏ. Tốt thì đắt, nhưng rẻ thì không đảm bảo an toàn, thật khó”, chị Mai than thở.

Chị Phạm Thị Minh Hoa, một chủ nhà trọ trên địa bàn quận Cầu Giấy cho biết, năm nào cũng có tình trạng các phụ huynh mệt mỏi đi tìm phòng trọ cho con, nhất là những người lần đầu có con đỗ đại học. Người nào có họ hàng, người thân hoặc bạn bè nhờ tìm trước thì đỡ vất vả, còn không thì mất nhiều công đi lại mà vẫn không thể tìm được nhà trọ cho con hoặc phải chấp nhận thuê tạm những căn phòng trọ có chất lượng không tốt.

“Từ cuối tháng 7, nhiều học sinh có kết quả xét tuyển sớm của một số trường đại học đã tìm thông tin cho thuê nhà trên các trang web hoặc trên mạng xã hội. Nhiều phụ huynh cũng đặt cọc online qua điện thoại để tôi giữ phòng cho con trước cả tháng, chấp nhận mất 5 triệu đồng thay vì phải tìm phòng trọ lúc nhập học”, chị Hoa chia sẻ.

An toàn là tiêu chí hàng đầu

Từ Thái Nguyên xuống Hà Nội tìm phòng trọ cho con gái học ở Học viện Ngân hàng (quận Đống Đa), vợ chồng anh Đồng Văn Thưởng vẫn cho rằng không thiếu phòng trọ ở khu vực này. Thế nhưng, sau khi mất cả buổi chiều đi xem tới 3 căn nhà thì vợ chồng anh đành phải quay về Thái Nguyên mà không thể thuê được phòng trọ cho con gái.

“Cháu là con gái, lại chưa bao giờ sống xa gia đình nên vợ chồng tôi đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu khi đi tìm nhà trọ cho con. Đọc quảng cáo trên mạng, căn nhà ở khu Chùa Bộc có điều hòa, nóng lạnh, sạch sẽ, ban công, cửa sổ phơi đồ, có chỗ nấu ăn và đầy đủ tiện nghi, điện nước công tơ riêng, tôi đến xem thì thấy phòng khá nhỏ, chỗ để xe rất chật, nếu xảy ra hỏa hoạn hoặc bất trắc gì thì không đảm bảo an toàn. Nên dù giá chỉ loanh quanh 3 triệu đồng/phòng, tôi cũng không dám thuê”, anh Đồng Văn Thưởng chia sẻ.

Anh Thưởng và vợ quyết định tìm nhà có giá ở mức cao hơn để con gái có chỗ ở an toàn. Sang căn nhà thứ hai được chủ nhà báo giá 4,5 triệu đồng/phòng, có đầy đủ các tiện nghi, nhưng sau khi leo bộ lên tầng 5, anh và vợ cũng ngậm ngùi đi về vì “căn phòng nằm cuối hành lang, bí và khuất, rất khó thở, hơn nữa, đường dẫn vào nhà cũng nhỏ và tối, không đảm bảo an toàn khi cháu đi học về muộn”.

Anh Bùi Nghĩa Trọng (quê Nghệ An) lại chọn phương án khác cho cậu con trai vừa đỗ Đại học Hà Nội bằng hình thức xét tuyển sớm. Sau khi miệt mài đi tìm nhà trọ cho con quanh khu vực quận Thanh Xuân, quận Hà Đông mà không được ưng ý, anh quyết định cho con ở nhờ nhà người thân một thời gian.

“Nhà trọ quanh trường không thiếu, nhưng quả thật không phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình tôi. Những căn phòng sạch sẽ, thoáng, đảm bảo an ninh, an toàn thì giá lại cao. Nếu con tôi ở một mình thì gia đình không thể chu cấp được. Vì thế, tôi bàn với con sẽ ở nhờ nhà người thân, sau đó trong quá trình học, cháu có thể tìm bạn ở ghép, đỡ phần nào chi phí cho gia đình”, anh Bùi Nghĩa Trọng chia sẻ.

Ghi nhận tại một số nhà trọ khu vực các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng - nơi tập trung nhiều trường Đại học lớn, từ khoảng giữa tháng 8 đến sát ngày nhập học, rất đông phụ huynh và sinh viên đi tìm kiếm nhà trọ. Hiện, nhà trọ tại các nơi này có nhiều loại hình và mức giá; trong đó, thị trường nhà trọ cho thuê chủ yếu được chia thành 2 nhóm: nhà trọ giá rẻ và nhà trọ cao cấp. Nhóm nhà trọ giá rẻ có giá thuê từ 1,2 - 2,8 triệu đồng/tháng, diện tích khoảng 10 - 18 m2/phòng; nhà trọ cao cấp có giá thuê khoảng 4 - 6 triệu đồng/phòng với diện tích khoảng 25-35m2 có đầy đủ tiện nghi.

Anh Lê Thanh Hải, một chủ nhà trọ lâu năm ở quận Cầu Giấy chia sẻ: Thời đại công nghệ số phát triển, nhiều phụ huynh dễ dàng tìm kiếm thông tin nhà trọ trên mạng xã hội nhưng cần phải thận trọng bởi có khá nhiều môi giới đăng hình quảng cáo không đúng sự thật. Hơn nữa, để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của các con, phụ huynh cần đến xem thực tế, tránh việc môi giới hoặc chủ nhà trọ "treo đầu dê, bán thịt chó", thậm chí mất tiền oan mà cuối cùng con mình vẫn không có được chỗ ở an toàn.

Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Nhóm nhạc BTS tại Lễ khởi động sáng kiến "Love Myself" của UNICEF tại Hàn Quốc. Ảnh: UNICEF
Gặp gỡ fan BTS đứng sau blog gây quỹ được gần 1 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
(Ngày Nay) - Trong những ngày qua, cộng đồng fan nhóm nhạc BTS tại Việt Nam (V-ARMY) đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình yêu và sự đoàn kết. Chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ nhiều blog, fanpage đã thành công ngoài mong đợi khi con số tổng cộng vượt 1,2 tỷ đồng.
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.
Người dân vận chuyển nhu yếu phẩm vào hỗ trợ người dân trong vùng lũ xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Chương trình nghệ thuật "Việt Nam kiên cường" chung tay vì đồng bào vùng bão lũ
(Ngày Nay) - Nhằm chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hà Nội Mới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương về khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.