Tổng giám đốc UNESCO kêu gọi tăng cường hợp tác bảo vệ Di sản Văn hoá

(Ngày Nay) - Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Trung Đông và Bắc Phi, được tổ chức tại Biển Chết (Jordan), Tổng Giám đốc UNESCO bà Irina Bokova tuyên bố: "Việc phá hủy di sản là một chiến thuật chiến tranh và không thể tách rời khỏi sự bức hại nhân loại trong chiến lược tẩy rửa văn hóa”. Bà nhấn mạnh rằng bảo vệ di sản văn hoá là một yêu cầu về an ninh, không thể tách rời với việc bảo vệ cuộc sống con người.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 20/5, Tổng Giám đốc UNESCO đã tham dự một cuộc thảo luận nhóm về "Những cách tiếp cận mới và đối tác nào là cần thiết để bảo vệ tốt hơn di sản văn hoá trong những giai đoạn khó khăn?" với sự góp mặt của Lina Annab, Bộ trưởng Du lịch và Cổ vật của Vương quốc Hashemite (Jordan) và nhiều chuyên gia về Lịch sử, Nghệ thuật và Văn hoá...

Theo tinh thần thúc đẩy tiếp cận rộng hơn với khủng hoảng nhân đạo, UNESCO đang dẫn đầu trong việc thực hiện Nghị quyết 2199 của Hội đồng Bảo an LHQ về việc chống buôn bán trái phép di sản văn hoá ở Iraq và Syria, cũng như Nghị quyết 2347 về một tầm nhìn mới rõ ràng và rộng rãi về vai trò của di sản để thúc đẩy hòa bình và an ninh.

Tổng Giám đốc nhắc lại tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và tăng cường huy động sức mạnh toàn thể để bảo vệ nền văn hóa trong thời khủng hoảng. Liên quan đến chiến dịch toàn cầu của UNESCO #Unite4Heritage (Đoàn kết vì Di sản), bà kêu gọi tăng cường sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước và tư nhân cũng như các phương tiện truyền thông để truyền đạt thông điệp rằng di sản là một phần không thể tách rời của sự bền bỉ xã hội và để chia sẻ các giá trị khoan dung gắn liền với di sản.

Diễn đàn đã cung cấp một nền tảng hợp tác cho hơn 1.000 nhà lãnh đạo từ khối nhà nước, doanh nghiệp và xã hội dân sự từ hơn 50 quốc gia để thảo luận về việc định hình tương lai của Trung Đông và Bắc Phi thông qua hợp tác giữa tư nhân và nhà nước.

Tổng giám đốc cũng đã tham dự Cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới (IGWEL) về "Tương lai của miền cận Đông". Sự kiện được đồng chủ tọa bởi Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy - Ngài Borge Brende và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng LB Đức - Ngài Ursula von der Leyen với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Người nước ngoài của Jordan - Ngài Ayman Al Safadi.

Bên lề Diễn đàn, Tổng Giám đốc đã gặp Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Cuộc họp đã tạo cơ hội cho Tổng giám đốc nhấn mạnh tầm quan trọng của Diễn đàn khu vực WEF, lưu ý rằng sự kiện này sẽ gửi một thông điệp xây dựng và dự báo về hỗ trợ cải cách và tăng trưởng toàn diện trong bối cảnh đang diễn ra các thách thức sâu sắc về nhân đạo, chính trị và xã hội. Giáo sư Schwab đã ca ngợi Tổng giám đốc về những nỗ lực to lớn của bà nhằm làm cho giáo dục và văn hoá trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn trên diễn đàn quốc tế. "UNESCO đã trở thành một tổ chức quan trọng trong những lĩnh vực này", ông khẳng định.

BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.