Lớn hơn so với trạm không gian Mir của Nga 140 tấn, Thiên Cung sẽ bao gồm 1 mô-đun lõi và 2 cabin phòng thí nghiệm, đủ lớn để chứa từ 3 đến 6 phi hành gia. Cả ISS và trạm không gian Mir đều có các phi hành gia quốc tế.
"Chỉ có một số ít các nước có khả năng đưa một trạm vũ trụ lên quỹ đạo. Đây là một chương trình lớn thể hiện khả năng khoa học và công nghệ toàn diện của Trung Quốc", Zhang Baoxin - chuyên gia hàng không và quân sự tại China Aviation News, nói với tờ Global Times hồi tháng Năm.
"Thiên Cung sẽ cho phép Trung Quốc có một phòng thí nghiệm không gian để tiến hành các thí nghiệm khoa học liên tiếp", Zhang nói.
Trạm không gian cũng sẽ được trang bị kính thiên văn khảo sát (SST), được cho là có độ phân giải cao bằng Kính viễn vọng Không gian Hubble. SST được sử dụng để mô tả các quan sát cho thấy góc nhìn rộng lớn về một sự vật tại một thời điểm cụ thể.
"Sự kết hợp của Kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500 mét và kính thiên văn khảo sát quỹ đạo sẽ cho phép phát triển ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc có những bước nhảy vọt, thậm chí Trung Quốc có thể dẫn đầu lĩnh vực này", chuyên gia Zhang cho biết.
Thiên Cung cũng sẽ bao gồm 2 mô-đun cabin phòng thí nghiệm với môi trường điều áp để thực hiện các thí nghiệm tự do và vi mô.
Tháng trước, công ty không gian LandSpace của Bắc Kinh tiết lộ rằng Suzaku No. 2- tên lửa tư nhân lớn nhất được phát triển trong nước cho đến nay, sẽ ra mắt vào năm 2020.
Công ty này còn được biết đến với tên gọi Công nghệ Vũ trụ Xanh Bắc Kinh, đang lên kế hoạch hoàn thành các thử nghiệm mặt đất cho tên lửa mê-tan ôxy lỏng cỡ trung vào năm 2019. Chuyến bay đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2020.
Theo Sputnik