(Ngày Nay) - Theo sách Những người thầy trong sử Việt, vị trạng nguyên này rất được các đời vua Lê yêu quý. Trong thời gian ông về quê chịu tang, một vị vua Lê đã sai người vẽ chân dung ông đặt bên cạnh ngai vàng để bớt nhớ nhung.
1 Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?
icon
Mạc Đĩnh Chi
icon
Lương Thế Vinh
icon
Nguyễn Trực
Giải thích Khoa bảng Việt Nam từng xuất hiện rất nhiều nhân tài xuất chúng, tài năng trải đều trên nhiều lĩnh vực nhưng chỉ duy nhất trạng nguyên Nguyễn Trực được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng.
2 Vị vua vẽ chân dung ông đặt cạnh ngai vàng là ai?
icon
Lê Thái Tông
icon
Lê Nhân Tông
icon
Lê Anh Tông
Giải thích Năm 1454, khi mẹ qua đời, Nguyễn Trực phải quay về chịu tang. Biết tin, sĩ tử khắp nơi đến nhờ ông dạy học, càng ngày, học trò theo học thầy Nguyễn Trực càng đông. Trong khi đó, ở kinh thành Thăng Long, vua Lê Nhân Tông vì nhớ quan trạng nên cho người vẽ chân dung ông đặt cạnh ngai vàng.
3 Vua Minh từng phong vị trạng nguyên này là?
icon
Lưỡng quốc trạng nguyên
icon
Thiếu trung khanh trạng nguyên
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Theo sách Những người thầy trong sử Việt, tháng 8 năm Đinh Sửu (1457), sứ thần nhà Minh là Hoàng Gián sang nước ta đàm phán về quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Biết sứ thần Trung Quốc hoạt ngôn và hay làm khó đối thủ, triều đình cử Nguyễn Trực ra ứng đối. Bằng tài biện bác xuất sắc của mình, Nguyễn Trực (1417-1474) đã khiến sứ giả phải kinh ngạc, thán phục. Ít lâu sau màn đối đáp đó, trạng nguyên Nguyễn Trực và bảng nhãn Trịnh Thiết Trường được cử đi sứ phương Bắc. Hai người đi từ mùa thu, đường xa xôi, mãi tới mùa đông buốt giá mới đến Yên Kinh (Bắc Kinh). Bấy giờ, triều Minh đang mở khoa thi tuyển chọn nhân tài trong bốn cõi. Vua Minh nhân đó cũng muốn thử tài sứ thần Đại Việt nên bảo hai ông vào thi cùng. Biết ý vua Minh, Nguyễn Trực và Trịnh Thiết Trường bàn nhau gắng sức để chứng minh trí tuệ nước Nam. Dù vừa trải qua chuyến hành trình mệt mỏi, thời tiết khắc nghiệt, áo không đủ ấm, hai vị sứ thần vẫn cắn răng làm bài. Khi kết quả được công bố, Nguyễn Trực đỗ trạng ở Trung Quốc, được vua Minh ban tặng áo cẩm bào, còn Trịnh Thiết Trường đỗ bảng nhãn. Tính cả danh hiệu ở Đại Việt, đây chính là lần thứ hai Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên còn Trịnh Thiết Trường cũng có lần thứ hai đỗ bảng nhãn. Nguyễn Trực được vua Minh phong làm lưỡng quốc trạng nguyên.
4 Ông được vua Lê Thánh Tông ban cho mấy chữ vàng sau khi đỗ trạng nguyên ở Trung Quốc?
icon
4 chữ
icon
6 chữ
icon
8 chữ
Giải thích Khi về nước, cả hai ông được vua Lê Thánh Tông thăng làm thượng thư, ban cho 8 chữ vàng: Thành công danh Nam Bắc triều danh ngã (nghĩa là: Hoàn thành công danh ở cả hai nước).
5 Ông đỗ trạng nguyên lần đầu tiên vào năm bao nhiêu?
icon
Năm 18 tuổi
icon
Năm 22 tuổi
icon
Năm 25 tuổi
Giải thích Nguyễn Trực vốn người làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Quốc Oai (Hà Nội ngày nay). Theo gia phả ghi lại, đến ông, gia tộc đã có đến 4 đời đỗ đại khoa. Trong đó, cụ nội, ông nội, bố ông đều là những tiến sĩ lừng danh đương thời. Có tiếng là siêng năng, chăm chỉ từ nhỏ, ông đi chăn trâu cũng mang theo sách học, được người đương thời mệnh danh là “thần đồng chăn trâu”. Năm 18 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Hương. Năm 1442, triều đình mở khoa thi tiến sĩ, chánh chủ khảo là Nhập nội Hành khiển Nguyễn Trãi, vua Lê Thái Tông trực tiếp chấm bài. Nguyễn Trực xuất sắc đỗ trạng nguyên với bài thi “luận về phép trị nước của các vương triều”. Năm đó, ông tròn 25 tuổi.
6 Ai là người đề xuất vua Lê Thái Tông lấy Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên?
icon
Nguyễn Trãi
icon
Nguyễn Hiền
icon
Nguyễn Siêu
Giải thích Theo sách Những người thầy trong sử Việt, nhận trọng trách của vua giao, Nguyễn Trãi chăm chú đọc kỹ từng quyển thi, rồi ông sửng sốt khi bắt gặp những kiến giải độc đáo, sâu sắc và có tính thiết thực với việc trị nước. Cảm phục bài thi xuất sắc, Nguyễn Trãi đã không ngần ngại đề xuất vua Lê Thái Tông lấy Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên, đứng đầu trong số 33 người đỗ tiến sĩ ở kỳ thi này.
7 Vì sao Nguyễn Trực xin từ chối chức quan do vua ban?
icon
Ông chỉ muốn làm thầy dạy học ở trường Quốc Tử Giám
icon
Ông thấy mình còn trẻ để nhận chức quan lớn trong khi triều đình còn nhiều lão thần
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Sau khi đỗ đạt vinh hiển, năm 1445, Nguyễn Trực được vua ban chức Thiếu trung khanh đại phu kiêm Ngự sử đài ngự sử thị Đô uy. Tuy vậy, nhận thấy mình còn trẻ đã giữ chức cao, trong khi nhiều công thần chống quân Minh giữ chức thấp hơn, Nguyễn Trực dâng biểu tạ ân và từ chối chức vị. Vua Lê Nhân Tông phải ra dụ 3 lần, ông mới chịu nhận.
8 Khi Lê Nghi Dân giết Lê Nhân Tông để chiếm ngôi, Nguyễn Trực đã làm gì khiến Nghi Dân căm tức, muốn trả thù?
icon
Thảo văn tế kể công đức của tiên đế và gián tiếp lên án Nghi dân
icon
Viết và phát truyền đơn lên án tội ác của Nghi Dân
icon
Liên minh với nhiều đại thần khác lật đổ hôn quân Lê Nghi Dân
Giải thích Khi vua Lê Nhân Tông bị Lê Nghi Dân hãm hại, trạng nguyên Nguyễn Trực đã thảo bài văn tế với lời lẽ hết sức thống thiết, kể hết công đức của tiên đế - lên án tội ác của Lê Nghi Dân. Sau này, ông cùng nhiều đại thần khác lật đổ hôn quân Lê Nghi Dân để đưa vua Lê Thánh Tông lên ngôi.
9 Vua Lê Thánh Tông đối đãi thế nào với quan Ngự sử Nguyễn Trực sau khi lên ngôi?
icon
Vẫn giao chức quan nhưng không còn trọng dụng
icon
Vẫn giao chức quan và đặc biệt coi trọng ý kiến
icon
Ông không làm quan mà xin về quê ở ẩn
Giải thích Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, Nguyễn Trực tiếp tục được tân vương tin dùng, đặc biệt coi trọng và lắng nghe ý kiến của ông. Giống như thời vua Lê Nhân Tông, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Trực tiếp tục là bậc công thần được tin yêu.Trong những năm cuối đời, Nguyễn Trực cáo quan về quê sống ẩn dật. Năm 1474, ông qua đời tại quê nhà, hưởng thọ 57 tuổi. Vua Lê Thánh Tông có lời điếu rằng:"Đời dõi Nho tông phát ấp bang; trong đạo đức, có từ chương; nối dòng thi lễ nhà truyền báu; tranh giải khôi nguyên bảng chói vàng; Nam - Bắc hai triều danh vang; phong lưu một cửa họ sang; từ đường ở đấy niềm tây lạnh; Dấu cũ càng thơm xạ có hương".
10 Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về Lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Trực?
icon
Vị trạng nguyên đầu tiên của nhà Hậu Lê
icon
Vị trạng nguyên đầu tiên được dựng bia đá khắc ghi bảng vàng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
icon
Vị Lưỡng quốc trạng nguyên duy nhất của sử Việt
Giải thích Đánh giá về trạng nguyên Nguyễn Trực, danh sĩ Thân Nhân Trung viết rằng: “Khai quốc trạng nguyên, văn chương vẻ vang trong nước, nổi tiếng một thời. Triều vua nào cũng được yêu chuộng, giữ việc văn hành, ở ngôi quán các, là người khiêm tốn, trước sau vẹn toàn”. Nguyễn Trực chính là vị trạng nguyên của triều Hậu Lê, đồng thời ông cũng là vị trạng nguyên đầu tiên được dựng bia đá khắc ghi bảng vàng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ông cũng là một trong bốn vị Lưỡng quốc trạng nguyên của sử Việt cùng Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Nghiêu Tư và Nguyễn Đăng Đạo.
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình.
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt.
(Ngày Nay) - Hai cường quốc hạt nhân châu Âu đang tăng tốc hỗ trợ Ukraine, tạo thế đối trọng với Nga trong bối cảnh Mỹ giảm cam kết. Liệu đây có phải bước ngoặt định hình an ninh khu vực?
(Ngày Nay) - Thủ tướng đề nghị các trường đại học của hai nước phối hợp chặt chẽ xây dựng kế hoạch hợp tác mang tính dài hạn, bền vững, thiết thực và hiệu quả với các hình thức đa dạng, sáng tạo, linh hoạt.
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
(Ngày Nay) - Theo kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026 của UBND TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt, việc tuyển sinh lớp 6 được thực hiện theo hình thức xét tuyển và được chia làm hai đối tượng tuyển sinh.
(Ngày Nay) - Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 30/3, với tư cách nước Chủ tịch ASEAN năm 2025, Malaysia đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp đặc biệt của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN để ứng phó với trận động đất mạnh làm rung chuyển Myanmar và Thái Lan.