(Ngày Nay) - Không chỉ là một loại gia vị, muối còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên chúng ta có nên ăn quá nhiều muối?
Giải thích Đáp án đúng: Thành phần chính của muối ăn là natri. Ngoài chức năng điều vị, muối còn phát huy nhiều tác dụng đối với sức khỏe như trợ giúp tiêu hóa thức ăn, bảo đảm áp lực thẩm thấu và cân bằng kiềm toan. Khi cơ thể do nguyên nhân nào đó mất nước nghiêm trọng, tiêm vào nước muối sinh lý thì đạt kỳ tích "chết đi sống lại".
2 Muối ăn có tác dụng gì đối với cơ thể con người?
icon
Tăng cường chức năng não
icon
Duy trì huyết áp ổn định
icon
Kiểm soát mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể
icon
Cả 3 đáp án trên
Giải thích Đáp án đúng: Muối là nguồn cung cấp natri chủ yếu cho cơ thể. Natri giúp giữ cho tâm trí của bạn luôn hoạt động nhạy bén. Vì natri giúp tăng cường chức năng não nên nó là một yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển não bộ. Thiếu natri có thể dẫn đến hôn mê và mất trí. Bên cạnh đó, natri được cho là đóng một vai trò quan trọng đối với sự sống của bạn vì khoáng chất này duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, dư thừa natri có thể làm tăng huyết áp đáng kể và điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ. Ngoài ra, natri còn có tác dụng kiểm soát mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể bạn. Lượng nước trong cơ thể cân bằng được là do tế bào liên tục trải qua một quá trình gọi là thẩm thấu - chất lỏng có đặc tính khuếch tán qua một lớp màng từ vùng có nồng độ cao sang vùng có nồng độ thấp cho đến khi cả hai đạt đến trạng thái cân bằng. Natri giúp duy trì quá trình này diễn ra bình thường.
3 Lượng muối tối đa mà một người trưởng thành có thể tiêu thụ là bao nhiêu gam/ngày?
icon
5g
icon
10g
icon
15g
icon
20g
Giải thích Đáp án đúng: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối tối đa mà một người trưởng thành có thể tiêu thụ là 5gr/ngày.
4 Vì sao con người không nên ăn quá mặn?
icon
Suy giảm chức năng thận
icon
Tăng huyết áp
icon
Tăng nguy cơ ung thư dạ dày
icon
Cả 3 đáp án trên
Giải thích Đáp án đúng: Cơ thể của bạn cần một lượng nhỏ muối để duy trì sự cân bằng chất lỏng phù hợp. Nhưng lượng muối dư thừa có thể gây hại cho thận của bạn; Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, và lượng muối ăn vào là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra huyết áp cao. Người có tiền sử cao huyết áp nếu vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến những nguy cơ tai biến khôn lường; Tiêu thụ nhiều muối khiến nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn. Trên thực tế, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ xác nhận rằng muối cũng như thực phẩm nhiều muối là một trong những nguyên nhân có thể gây ra ung thư dạ dày.
5 Ăn quá nhiều muối làm xương yếu đi?
icon
Đúng
icon
Sai
Giải thích Đáp án đúng: Ăn quá nhiều muối cũng có thể làm xương của bạn yếu đi, do làm mất canxi của xương. Canxi là một yếu tố quan trọng cần thiết cho xương chắc khỏe. Khi xương mất dần canxi, chúng trở nên yếu hơn và có thể dễ dàng bị phá vỡ. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism cho thấy lượng muối ăn vào thấp cũng sẽ không có lợi cho xương.
6 Phụ nữ có thai có nên ăn quá nhiều muối không?
icon
Có
icon
Không
Giải thích Đáp án đúng: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hấp thu lượng muối quá nhiều thì lượng muối này sẽ giữ nhiều nước trong cơ thể và đây được xem là một trong những nguyên nhân chính của "chứng huyết thanh" của phụ nữ có thai. Ngược lại, nếu thai phụ ăn muối quá ít sẽ phát sinh cơn đau co thắt, bị co giật toàn thân rất đớn đau. Vì thế, phần đông giới y học chủ trương rằng thai phụ cần giảm bớt lượng muối ăn so với bình thường nhưng cũng không thể để quá thiếu.
(Ngày Nay) - Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.
(Ngày Nay) - Dịch sởi có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt tại khu vực phía Bắc. Riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong ba tháng đầu năm 2025 đã tiếp nhận gần 1.700 ca, trong đó có nhiều ca chuyển tuyến từ các cơ sở y tế địa phương.
(Ngày Nay) - Sáng 30/3 theo giờ địa phương, các nhân viên cứu hộ đã đưa được một người đàn ông còn sống ra khỏi đống đổ nát của một bệnh viện bị sập ở thủ đô Nay Pyi Taw.
(Ngày Nay) - Bộ trưởng thương mại của ba nước Đông Á đã nhóm họp tại Seoul, Hàn Quốc để thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại và tăng cường ổn định chuỗi cung ứng.
(Ngày Nay) - Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Cyprus, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Cyprus và các đối tác, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
(Ngày Nay) - Với sự chung tay của các cơ quan, tổ chức và kiều bào, tiếng Việt chắc chắn sẽ tiếp tục được gìn giữ, phát triển bền vững, trở thành niềm tự hào chung của dân tộc Việt Nam.
(Ngày Nay) - Ngày 29/3, hàng chục nghìn người, cả ủng hộ lẫn phản đối Tổng thống bị đình chỉ chức vụ Yoon Suk Yeol - bị luận tội do áp đặt lệnh thiết quân luật hồi tháng 12/2024, đã biểu tình ở thủ đô Seoul.
(Ngày Nay) - Viện Bán dẫn và Vật liệu tiên tiến được thành lập với sứ mệnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ bán dẫn, vật liệu mới phục vụ công nghiệp điện tử, công nghệ cao.
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.