Triển vọng kinh tế Trung Quốc nhìn từ doanh số bán mì ăn liền

(Ngày Nay) - Sự phục hồi mạnh mẽ của doanh số bán mì ăn liền ở Trung Quốc đã củng cố cuộc tranh luận về một chủ đề kinh tế gây tranh cãi: Người tiêu dùng có đang hạ thấp mức tiêu thụ của họ do lo ngại về triển vọng kinh tế?
Triển vọng kinh tế Trung Quốc nhìn từ doanh số bán mì ăn liền

Cuộc tranh luận rất quan trọng vì chính phủ Trung Quốc đang xem xét mức chi tiêu của người tiêu dùng để giúp hỗ trợ nền kinh tế trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Nếu người tiêu dùng Trung Quốc không muốn bỏ ra quá nhiều tiền, điều đó có thể có nghĩa là tăng trưởng có thể chậm hơn dự kiến.

Lượng tiêu thụ mì ăn liền ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã bắt đầu giảm sau năm 2014, một phần bởi các công ty khởi nghiệp giao thức ăn đang trợ cấp giá cho các bữa ăn mang đi. Doanh số mì ăn liền giảm xuống 38,5 tỷ khẩu phần trong năm 2016, nhưng đã tăng trở lại hơn 40 tỷ khẩu phần trong năm ngoái - tương đương hơn 38,8% tổng doanh số toàn cầu, theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới. Các nhà phân tích dự đoán doanh số sẽ tăng hơn nữa trong năm nay.

Mì ăn liền là một sản phẩm tiêu dùng mang tính biểu tượng liên quan đến tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng của Trung Quốc trong 40 năm qua. Doanh số tăng mạnh cùng với sự gia tăng của công nhân, trong khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc không còn mặn mà với mì ăn liền mà chuyển sang các loại thực phẩm cao cấp hơn.

Do mức độ phổ biến và tầm quan trọng của chúng, doanh số bán mì và xe hơi ngay lập tức thường được so sánh để đánh giá xem người tiêu dùng Trung Quốc có đang nâng cấp chi tiêu của họ hay không, như mua các mặt hàng đắt tiền hơn hoặc hạ mức tiêu thụ của họ bằng cách mua các sản phẩm thay thế rẻ hơn và tiết kiệm hơn.

Doanh số bán xe khách Trung Quốc giảm 14 trong 15 tháng tính đến tháng 8 năm 2019, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, trích dẫn dữ liệu từ hiệp hội xe khách. Các nhà phân tích coi đây là một dấu hiệu cho thấy sự kết hợp giữa tăng trưởng thu nhập thấp, mức nợ cao hơn và lo lắng về triển vọng cho công việc của họ đang khiến người tiêu dùng tiết kiệm hơn trong chi tiêu.

Cuộc tranh luận diễn ra khi tăng trưởng doanh số bán lẻ tiếp tục suy giảm trong những tháng gần đây, với doanh số bán xe hơi suy yếu là lực cản lớn nhất, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ thực phẩm tăng 10,6% từ tháng 1 đến tháng 8, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung là 7,5%.

Trong 5 năm qua, doanh số bán mì ăn liền ở Trung Quốc đã tăng trở lại lên tới 40 tỷ gói/năm.

"Nhiều cải tiến đã được thực hiện trong ngành, nhưng dù sản phẩm có thay đổi bao nhiêu đi chăng nữa, nó vẫn là mì ăn liền", theo ông Tao Dong, giám đốc điều hành của công ty tài chính Credit Suisse Private Bank Châu Á-Thái Bình Dương, đã viết trong một ghi chú gần đây.

"Doanh số bán hàng của họ không thể đột phá do sự thay đổi lớn về mặt sản phẩm hơn là sự thay đổi lớn trong sở thích của người tiêu dùng. Mặt khác là doanh số yếu kém của những thứ xa xỉ như xe hơi. Đằng sau tất cả những điều này là sự hạ cấp tiêu dùng", ông Tao nói.

Triển vọng kinh tế Trung Quốc nhìn từ doanh số bán mì ăn liền ảnh 1

Mì ăn liền là một sản phẩm tiêu dùng mang tính biểu tượng liên quan đến công nghiệp hóa của Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc đang nỗ lực để bác bỏ ý kiến cho rằng người tiêu dùng trong nước đang thắt chặt chi tiêu. Thay vào đó, Bắc Kinh lập luận rằng sự phục hồi trong doanh số bán mì ăn liền là một câu chuyện thành công của một sản phẩm được cải tiến.

"Sự trở lại của mì ăn liền không phải vì người tiêu dùng đã giảm mức tiêu thụ, mà là các công ty đã nắm bắt cơ hội thị trường để người dân Trung Quốc nâng cấp tiêu dùng thông qua đa dạng hàng hóa và giới thiệu các mặt hàng cao cấp", theo bài đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo.

Tingyi Holding, nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất tại Trung Quốc, cho biết trong báo cáo nửa năm gần đây nhất, doanh số bán hàng của công ty đã tăng 3,68% từ năm 2018 lên 11,5 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD), theo hồ sơ gửi tới Hồng Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong. Sự tăng trưởng doanh số chủ yếu là do mì ăn liền cao cấp, có giá tới 24 nhân dân tệ/gói - đắt hơn một bát mì thịt bò ở một số thành phố của Trung Quốc.

Meng Suhe, người đứng đầu Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Trung Quốc trực thuộc chính phủ, cho biết trong một bài phát biểu gần đây rằng sản phẩm mì ăn liền đa dạng là một ví dụ về nâng cấp tiêu thụ. Theo tính toán của Viện, tổng giá trị bán hàng của 22 nhà sản xuất mì ăn liền lớn của Trung Quốc đạt 51,5 tỷ nhân dân tệ năm 2018, tăng 3,3%, trong khi sản lượng tăng 0,73% lên 34,4 tỷ khẩu phần.

Nhưng trên cơ sở bình quân đầu người, mức tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc vẫn còn thua xa so với Hàn Quốc. Ở Trung Quốc, mỗi người tiêu thụ 29 gói mì, trong khi đó con số này ở Hàn Quốc là 74,6.

Tăng trưởng thu nhập gần đây của Trung Quốc, một yếu tố quyết định chính cho mức tiêu dùng, đã gây thất vọng. Tăng trưởng thu nhập bình quân hàng năm chậm lại ở mức 6,6% trong nửa đầu năm, giảm từ mức cao hơn 8% trong năm 2014, theo Cục Thống kê Quốc gia. Trong khi đó, các gia đình có thu nhập cao đang ngày càng tích lũy được nhiều của cải, phần lớn nhờ vào thu nhập đầu tư thay vì tiền lương.

Nhưng ngay cả các hộ gia đình có thu nhập cao cũng thận trọng hơn về cách tiêu tiền. Chỉ số giá tiêu dùng xa xỉ tại Trung Quốc được công bố bởi Hurun Report - một công ty tư vấn tập trung tài chính, đã giảm 0,3% trong năm nay, mức giảm đầu tiên kể từ năm 2015.

"Hơn một nửa số giỏ hàng hóa của chúng tôi là các sản phẩm nhập khẩu. Với sự mất giá của đồng nhân dân tệ (tỷ giá hối đoái), các sản phẩm nhập khẩu đắt hơn. Chúng tôi nghĩ rằng chỉ số giá này sẽ tăng vì giá nhập khẩu cao hơn, nhưng trên thực tế, chỉ số này đã giảm một chút", theo Hurun.

Theo SCMP
TikTok sẽ xác thực nội dung do AI tạo ra
TikTok sẽ xác thực nội dung do AI tạo ra
(Ngày Nay) - Ứng dụng TikTok cho biết sẽ sử dụng một loại công nghệ giúp gắn nhãn cho hình ảnh và video được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và được đăng tải lên dịch vụ chia sẻ.
Ảnh minh hoạ.
Châu Á đang trên đường trở thành một "lục địa già"
(Ngày Nay) - Tiếp theo châu Âu và Mỹ, châu Á đang trên đường trở thành một "lục địa già" đúng nghĩa về dân số, đặc biệt là ở Đông Á, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu lục đông dân nhất thế giới.
Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
(Ngày Nay) - Tới trưa 10/5, giá vàng SJC lập đỉnh mốc mới, tăng cao nhất trong lịch sử với giá bán ra là 92 triệu đồng/lượng, tăng 2,5 triệu đồng/lượng so với cuối phiên ngày 9/5. Khoảng cách giữa giá mua và bán chênh nhau tới 2,5 triệu đồng/lượng, đẩy rủi ro lớn về phía người mua vàng.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tạo điều kiện để đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ
(Ngày Nay) - Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
(Ngày Nay) - Apple mới đây đã lên tiếng xin lỗi sau phản ứng dữ dội từ cộng đồng về một quảng cáo dòng máy tính bảng iPad Pro xuất hiện hình ảnh các đồ vật bao gồm nhạc cụ và sách bị nghiền nát bởi máy ép thủy lực.
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, trong đó có trao tặng các phần quà tới cựu chiến binh và tài trợ 2 công trình lớp học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng.