Triết học - phương pháp chữa lành trong thời kỳ khủng hoảng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ Socrates đến Camus, các triết gia, những nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử đã đặt ra câu hỏi: Chúng ta ứng phó như thế nào khi nghịch cảnh đảo lộn hoàn toàn cuộc sống?
Triết học - phương pháp chữa lành trong thời kỳ khủng hoảng ảnh 1

Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái: Socrates, Michel de Montaigne và Henry David Thoreau.

Minh họa: John Cuneo

Để ứng phó với đại dịch và những thảm họa kinh tế đi cùng, “cách chữa chậm” chính là thứ chúng ta cần. Theo quan niệm ban đầu của người Hy Lạp cổ đại, Triết học không phải là sự suy ngẫm siêu hình, mà chính là liều thuốc cho tâm hồn. Triết học được sinh ra giúp nhân loại hạn chế những nguy cơ trong cuộc sống, giúp phục hồi sức sống và niềm tin, từ đó chữa lành những vết thương.

Triết học giúp chúng ta tháo gỡ những nút thắt, những câu hỏi về mặt đạo đức trong đại dịch, cũng có thể giúp trả lời những câu hỏi mang tính cá nhân, nhưng cũng không kém phần cấp bách. Làm thế nào để chịu đựng sự không thể chịu đựng? Làm thế nào để tìm thấy sự chắc chắn trong một vũ trụ không chắc chắn?

Triết học không cung cấp câu trả lời dễ dàng, nhưng triết học có thể sắp xếp lại các câu hỏi và thay đổi quan điểm của chúng ta - một kỹ năng hữu ích, tốt đẹp và vô giá trong thời điểm tồi tệ.

Những hiểu biết sâu sắc về triết học giờ đây trở nên có liên quan và hữu ích với hoàn cảnh hiện tại hơn bao giờ hết.

Trong suốt bề dày lịch sử, Triết học đã chứng kiến những thời điểm đen tối của loài người. Nhiều nhà tư tưởng vĩ đại nhất của lịch sử đã trải qua các đại dịch, biến động kinh tế và bất ổn xã hội sâu sắc. Không giống như thông tin hoặc công nghệ, trí tuệ không bao giờ bị lỗi thời.

COVID-19 đã làm xáo trộn cuộc đời chúng ta, không gì có vẻ chắc chắn về tương lai nữa. Socrates, vị triết gia Hy Lạp cổ đại, vị thánh của nền triết học phương Tây và vị thánh tử đạo đầu tiên chắc chắn hiểu rõ về hoàn cảnh này. Ông sống trong thời kỳ suy tàn của Athens với tư cách là một cường quốc, sự sụp đổ đã bị đẩy nhanh bởi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự và bệnh dịch hạch.

Những người được cho là khôn ngoan nghĩ rằng họ biết nhiều trong khi thực tế thì ngược lại, tự vị triết gia biết rằng mình không thông thái chút nào, nghịch lý thay, lại khiến ông là người khôn ngoan duy nhất, vì ông nhận thức được sự ngu dốt của mình. Nghịch lý sự khôn ngoan của Sokrates đã khiến những người Athen đáng kính, từ các nhà thơ đến các vị tướng, nhanh chóng nhận ra họ không khôn ngoan như bản thân từng nghĩ. Vị tướng không thể nói cho ông biết can đảm là gì; nhà thơ không thể định nghĩa thơ. Bất cứ nơi nào vị triết gia đến, ông đều gặp phải những người “không biết những điều mà họ không biết”.

Tương tự, việc phải đối mặt với tình trạng lockdown (một phần hoặc toàn bộ) hiện nay buộc chúng ta phải tạm dừng những thói quen và cuộc sống thường nhật, đặt câu hỏi về các giả định đã ăn sâu đến mức chúng ta không biết rằng mình đã có chúng. Theo Socrates, đây là cách mà sự khôn ngoan bén rễ. Chúng ta khao khát trở lại "bình thường", nhưng chúng ta đã dừng lại để xác định thế nào là bình thường chưa? Chúng ta biết những lúc này đòi hỏi sự can đảm, nhưng lòng can đảm trông như thế nào?

Nếu không thể thay đổi thế giới, hãy thay đổi cách nhìn

Ở nước Mỹ thế kỷ 19, Henry David Thoreau - nhà văn, nhà thơ, nhà tự nhiên học, nhà sử học, nhà triết học, nhà địa hình học mẫu mực – đã tận dụng thời kỳ khó khăn khi đất nước đang tiến tới nội chiến, để tìm kiếm vẻ đẹp từ những điều không hoàn hảo. Bảo tàng và nhà hát có thể đóng cửa, nhưng cái đẹp thì không biến mất. Thoreau cho rằng trong mỗi một cơn bão và mỗi một giọt mưa đều có sự hiện hữu của cầu vồng.

Thoreau quan sát đầm Walden từ nhiều vị trí khác nhau: từ đỉnh đồi, trên bờ biển, dưới nước, dưới ánh sáng ban ngày và ánh trăng. Ông thậm chí sẽ cúi xuống và nhìn qua hai chân của mình, ngạc nhiên trước phong cảnh đảo ngược tuyệt đẹp. Thoreau khuyên nếu không thể thay đổi thế giới, hãy thay đổi cách nhìn nhận - ngay cả khi điều đó có nghĩa là bạn phải tự làm khó mình.

Michel de Montaigne, một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của thời kỳ Phục Hưng Pháp vào thế kỷ 16, khi cái chết đang ở trong không khí và “siết chặt cổ họng chúng ta”. Bệnh dịch đã giết chết gần một nửa cư dân của Bordeaux, nơi ông từng là Thị trưởng vào những năm 1580. Đau buồn về cái chết của người bạn thân nhất, Montaigne đã lên tầng cao nhất của một tòa tháp trên đỉnh đồi cao và phơi mình trong gió, nơi ông viết những bài luận xuất sắc của mình.

Một mình trong tòa tháp, Montaigne tách mình khỏi thế giới ngoài và theo một cách nào đó, với chính bản thân. Ông lùi lại một bước để nhìn rõ mình trong gương hơn. Montaigne sẽ khuyên chúng ta cũng nên làm như vậy: Hãy sử dụng đại dịch như một cơ hội để nhìn lại thế giới và bản thân bạn, với một chút khác biệt. Ví dụ, có thể bạn luôn coi mình là một người hướng ngoại, nhưng sự thay đổi hiện giờ lại chỉ ra rằng: bạn thực ra rất thích sự cô độc. Hãy chào mừng phiên bản khác biệt này của bản thân, Montaigne mỉm cười.

Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) sinh ra từ thảm họa - Zeno thành Citium, người sáng lập, đã thành lập trường phái tư tưởng này vào năm 301 trước Công nguyên, sau khi ông bị đắm tàu ​​gần Athens. Epictetus, một triết gia theo Chủ nghĩa Khắc kỷ Hy Lạp, từng viết: “Điều khiến con người khó chịu không phải là bản thân sự vật mà là sự phán xét của họ về sự vật.” Thay đổi những gì bạn có thể, chấp nhận những gì bạn không thể.

Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ (Stoic) thường xuyên thực hiện một bài tập được gọi là “premeditatio malorum”, có nghĩa là “dự tính điều xấu”. Mục đích của bài tập này là hình dung ra những điều tiêu cực có thể xảy ra trong cuộc sống. Hãy tưởng tượng những kịch bản tồi tệ nhất, theo lời khuyên của thượng nghị sĩ La Mã và triết gia Khắc kỷ Seneca, và “hãy diễn tập chúng trong tâm trí bạn: lưu đày, tra tấn, chiến tranh, đắm tàu”. Những kịch bản này có thể trông hơi khác trong thời đại của chúng ta: một đứa trẻ đang la hét, tờ hóa đơn chưa thanh toán, một cơn sốt đáng lo ngại, mất việc, vô gia cư - nhưng ý tưởng thì giống nhau. Bằng cách suy ngẫm về những điều xấu, chúng ta có thể giảm bớt những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai và trân trọng hơn những gì chúng ta có hiện tại.

Chấp nhận sự vô lý của cuộc sống, nhưng không được phép đầu hàng

Albert Camus, một nhà văn, triết gia, cầu thủ bóng đá, nhà soạn kịch, lý luận người Pháp nổi tiếng, đại diện tiêu biểu của Chủ nghĩa Hiện sinh, cũng đã trải qua nhiều nghịch cảnh: lớn lên nghèo khó ở Algeria, trải qua một cuộc chiến tranh thế giới, cha mất sớm, ngay sau đó mẹ ông bị á khẩu và đi làm đầy tớ, bản thân Camus mắc bệnh lao nên phải bỏ dở việc làm luận văn Tiến sĩ, trước khi chết trong một vụ tai nạn xe hơi năm 1960 ở tuổi 46.

Triết học - phương pháp chữa lành trong thời kỳ khủng hoảng ảnh 2

Nhà triết học Albert Camus.

Bài tiểu luận ít được biết đến của Camus “Thần thoại về Sisyphus”, viết về một nhân vật đáng buồn trong thần thoại Hy Lạp. Sisyphus là vị vua của Ephyra (nay là Corinth), đã bị trừng phạt vì sự xảo quyệt và gian dối của bản thân bằng cách buộc phải lăn một tảng đá khổng lồ lên đồi. Tảng đá này sẽ tự lăn xuống mỗi khi nó gần đến đỉnh, bắt Sisyphus phải lặp lại việc lăn đá cho đến muôn đời. Đại dịch đã làm cho những kế hoạch vĩ đại của chúng ta đổ bể. Lễ tốt nghiệp, đám cưới, triển vọng việc làm - hư hỏng, biến mất, lăn xuống đồi như tảng đá của Sisyphus.

Tuy nhiên, chúng ta phải kiên trì, Camus nói. Nhiệm vụ của chúng ta không phải là tìm hiểu ý nghĩa của những thảm họa như COVID-19 mà là “tưởng tượng về hạnh phúc của Sisyphus”. Bằng cách nào? Bằng cách sở hữu tảng đá. Bằng cách lao mình vào nhiệm vụ, bất chấp sự vô ích, cũng bởi vì sự vô ích. Chính điều này chứa đựng niềm vui thầm lặng của Sisyphus. Số phận của anh ta thuộc về chính anh ta. Tảng đá thuộc về anh ta, là công việc của anh ta.

Bạn đang nỗ lực làm việc với một dự án dường như không có kết quả, một luận văn hay một chiến lược hành động mãi mãi bị trì hoãn vì hoàn cảnh? Tốt, Camus nói, bạn đã bắt đầu hiểu được sự phi lý của cuộc sống. Đầu tư vào nỗ lực chứ không phải kết quả và bạn sẽ ngủ ngon hơn. Triết học để chữa lành của Albert Camus chính là thách thức của chúng ta trong thời đại COVID-19: nhìn chằm chằm vào sự vô lý của tình trạng khó khăn hiện tại - nhưng kiên trì ngoan cố thay vì khuất phục trước tuyệt vọng. Đó chính là cách nghĩ của một triết gia.

Theo The Wall Street Journal
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.