Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ'

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ'

Không bắt tay, không ôm hôn, hạn chế tối đa việc đưa tay tiếp xúc những bề mặt dễ bám vi khuẩn, virus… Covid-19 đang buộc cả thế giới phải thay đổi thói quen sống. Nhưng việc thay đổi này lại bất khả kháng với người khiếm thị.

 * * *

Bàn tay vốn là đôi mắt của người khiếm thị. Không được sờ mó, không được đưa tay cảm nhận thế giới đồ vật xung quanh chẳng khác nào người bình thường bị bịt mắt mò mẫm trong đêm tối. Họ vừa phải chật vật mưu sinh, vừa phải tự bảo vệ mình trước thói quen không thể từ bỏ để hạn chế thấp nhất cơ hội tấn công của virus, vi khuẩn.

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 1

Từ ngày nghe tin về dịch bệnh Covid, Hoàng Hiền (30 tuổi) - nhân viên tẩm quất khiếm thị ở một trung tâm spa tọa lạc trong Ngõ Huyện, Hà Nội bắt đầu có thói quen loại bỏ vi khuẩn bằng nước rửa tay khô sau mỗi lần cô đưa tay sờ mó nắm cửa, bật công tắc… hay bất cứ vật dụng nào trong nhà. Ở nơi làm việc, nước rửa tay khô được trưng dụng nhiều hơn. Dù lượt khách ghé đến trung tâm spa ngày một vắng.

Bình thường, mỗi ngày Hiền massage cho 5-6 người, khách hàng có thể lựa chọn các gói từ 30 phút tới 1 tiếng. “Làm xong cho mỗi khách tôi chỉ được nhận 50.000 đồng, tính ra thu nhập trung bình một tháng dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng tùy mùa vụ”, cô cho biết.

Công việc của Hiền chia làm hai ca chiều và tối, thông thường một ngày làm việc kéo dài từ 12h30 tới 22h30. “Có những ngày phải làm tới 1h sáng nếu khách tới muộn, nhưng bù lại tôi được trả tiền ngoài giờ. Những ngày đầu đi làm vất vả lắm, mắt không thấy gì, không biết vật dụng cất ở đâu. Tất cả phải dùng đôi tay mò mẫm, khua khoắng. Rồi tất cả quen dần. Có những đêm đặt lưng xuống giường mà tay đau nhừ” – Hiền kể.

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 2

Mỗi sáng, công đoạn chuẩn bị của Hiền sẽ là vệ sinh chậu rửa, sắp xếp các chai dầu massage, trải khăn sạch ra giường để đợi khách. Từ ngày có dịch, hai thứ không thể thiếu trước khi bắt đầu công việc là khẩu trang và nước rửa tay. Nước rửa tay là bắt buộc, còn khẩu trang không phải dễ kiếm, dùng mãi thì cũng hết, người khiếm thị như Hiền không thể thoải mái đi mua như mọi người mà chịu khó dùng đi dùng lại chiếc khẩu trang vải.

Do phần lớn khách hàng là người nước ngoài nên khi dịch Covid-19 ập đến, thu nhập của Hiền giảm mạnh. Mùa này, mỗi ngày cô chỉ tiếp 1 đến 2 khách. “Phần đông khách hàng của tôi là người Trung Quốc hoặc Hàn Quốc, họ thường đi theo đoàn, nếu có khách lẻ thì cũng đã từng tới đây vài lần” - Hiền kể.  

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 3

Điều khiến Hiền mệt mỏi nhất trong mùa dịch là lúc nào cũng lo lắng nguy cơ bị lây nhiễm Covid -19. Sinh hoạt và làm việc hoàn toàn bằng đôi tay, Hiền phải cẩn trọng gấp 10 lần người bình thường.

Chồng Hiền – cũng là người khiếm thị, cả hai đều phải nêu cao cảnh giác, rửa tay nhiều lần trong ngày để tránh lây bệnh và gây nguy hiểm cho các con.

“Tôi có hai đứa con nhỏ hiện đang gửi ông bà ở quê, hai vợ chồng ở lại Hà Nội bươn trải. Dịch mà cứ kéo dài thì không biết xoay sở làm sao, càng lâu càng mệt mỏi” - Hiền lo lắng.

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 4
Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 5

Hơn một năm nay, khu tập thể K7 Thành Công luôn vang lên tiếng đàn, hát từ cửa hiệu nhỏ “Tẩm quất Thành Công” của anh Lưu Sùng Chu (29 tuổi) – là một người khiếm thị. Ngày nào cũng như ngày nào, tiếng tẩm quất, bấm huyệt, giác hơi, đắp thuốc… đều đặn vang lên trong căn nhà nhỏ. Nhìn những động tác nhuần nhuyễn và dứt khoát của anh Chu cùng 5 nhân viên lành nghề ở đây mới hiểu, vì sao bao nhiêu khách quen “nghiện” đến địa chỉ này như một thói quen khó bỏ.

Chỉ vì dịch bệnh Covid-19, lượng khách sụt giảm hẳn, dù người ta không bỏ thói quen, nhưng cũng hạn chế nhiều, trừ những người buộc phải tới cửa hiệu để trị liệu các bệnh xương khớp. Trung bình mỗi tháng cửa hàng của Chu đón 400-500 khách, nhưng vào mùa dịch Covid-19, số lượng khách giảm một nửa.

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 6

Có những ngày, cửa hiệu “Tẩm quất Thành Công” khép cửa bặt không tiếng bước chân khách. Xung quanh đó, cảnh mua bán của khu phố cũng chẳng khá khẩm hơn, nhịp độ chậm chạp và mòn mỏi.

-“Chủ yếu khách tới đây để làm trị liệu các bệnh xương khớp, nếu trước đây họ đến 2-3 lần mỗi tuần thì giờ chỉ khoảng 1-2 lần”- Chu nói.

Rồi anh kể:

-“Tôi gắn bó với công việc tẩm quất, massage từ năm 2008, hai năm sau thì xuống Hà Nội theo học thanh nhạc, để có tiền trang trải học phí thì phải tiếp tục làm công việc này. Dù đam mê với âm nhạc, nhưng công việc tẩm quất đem lại thu nhập ổn định hơn nên tôi quyết định chọn nó”.

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 7

Để làm được công việc massage, trị liệu, những người khiếm thị như Chu sẽ trải qua khóa đào tạo kéo dài 3 tháng để làm quen với các động tác tẩm quất, rồi tiếp tục học các phương pháp massage và giao tiếp cơ bản trong 3 tháng để thử việc trước khi chính thức phục vụ khách hàng.

Công việc này đòi hỏi phải sử dụng thành thục đôi bàn tay. Chu nói, bàn tay là gia tài vô giá giúp người khiếm thị kết nối với thế giới. Không sử dụng đôi tay để lần mò, tiếp xúc, người khiếm thị chẳng thể làm gì. Dịch Covid-19 khiến tất cả người khiếm thị như Chu phấp phỏng, lo lắng khi đưa tay ra khám phá thế giới và lao động mưu sinh.

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 8
Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 9

Đồng nghiệp của Hiền, cô gái Đồng Thị Thương (28 tuổi) - khiếm thị, cũng đã gắn bó với nghề tẩm quất massage ở Hà Nội 3 năm nay. Trước đó Thương từng là cử nhân khoa Tâm lý học (Đại học Sư phạm TP HCM), nhưng công việc chuyên ngành không giúp cô có được mức thu nhập để nuôi sống bản thân nên cô buộc phải lựa chọn nghề này.

“Làm việc tại spa khó khăn nhất là chuyện giao tiếp với khách nước ngoài, bất đồng ngôn ngữ là rào cản lớn. Nếu gặp khách hiểu chuyện thì không sao, nhưng có những khách không quen với dịch vụ của người khiếm thị sẽ khó chịu, thậm chí bỏ đi” - Thương nói.

-“Có lần khách bị đau ở chỗ này chỗ kia, nhưng mình không hiểu họ nói gì, khách chỉ cần phàn nàn điều gì đó là buổi đó coi như mình làm không công”.

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 10

Tuy khiếm thị, nhưng Thương cho rằng bản thân mình luôn phải có suy nghĩ tích cực. “Tôi luôn cảm thấy mình may mắn khi được gia đình cho ăn học đầy đủ, tôi đã thực hiện được giấc mơ đỗ một trường đại học, được gặp nhiều người tốt trong cuộc đời và có một công việc ổn định. Dù rằng những ngày này bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, công việc bấp bênh, tiền lương tằn tiện, không thể gửi chút tiền về quê cho bố mẹ”, Thương chia sẻ.

Đồng quan điểm với Thương, Hoàng Hiền cho rằng nếu so với những người khuyết tật khác, thì cô đã là hết sức may mắn bởi vẫn có thể đi làm, không phụ thuộc vào gia đình. “Dù bị khiếm thị nhưng tôi không coi đó là thiệt thòi bởi hoàn cảnh của mình vẫn còn hơn nhiều bạn khuyết tật khác. Có những bạn chỉ ngồi xe lăn, có những bạn chỉ nằm được một chỗ, nhiều lúc tôi vẫn tự an ủi bản thân rằng mình vẫn đủ khả năng tự kiếm tiền, mình có một gia đình hạnh phúc”.

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 11

Hạnh phúc – đó cũng là điều mà Lưu Sùng Chu luôn tâm niệm. Xa nhà từ nhỏ để đi học tại trường nội trú, anh cùng người bạn thân khiếm thị là Đại chia sẻ tình yêu với âm nhạc. Hai người sau đó cùng nhau đi làm và tích lũy đủ một số vốn để thành lập cơ sở massage, tẩm quất ở Thành Công, sau đó kêu gọi thêm 4 người bạn khác tới làm việc cùng.

“Công việc này không đòi hỏi phải đi lại nhiều, không gian làm việc cũng nhỏ gọn, nhưng cần phải có đôi tay nhạy cảm, cùng với sức khỏe tốt để phục vụ khách. Làm trị liệu giúp tôi giao tiếp được với nhiều người, giúp mọi người xua tan đau đớn của bệnh tật, cuộc sống phong phú hơn”.

Giữa thành phố Hà Nội phồn hoa này, không chỉ có Chu, Hiền, Thương, mà còn hàng nghìn người khiếm thị đang phải đối mặt với những khó khăn từ dịch bệnh. Người làm tăm, người làm chổi tre, đan quạt… Trong đó, khoảng 500 người khiếm thị đang gắn bó với nghề tẩm quất, massage bị đình trệ công việc, mòn mỏi sống qua ngày. Nói như Chu, chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 còn lâu dài, chúng tôi phải sống thật tích cực để không đánh mất niềm lạc quan sống. 

Trong bão Covid-19: 'Chúng tôi phải sờ' ảnh 12
TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.