Tuổi thơ cơ cực của những danh hài đất Bắc

Xuân Hinh, Tự Long, Chiến Thắng, Vân Dung, Quang Thắng đều là những nghệ sĩ hài lớn của đất Bắc. Song, để có được những thành công rực rỡ như ngày hôm nay, họ cũng đều trải qua tuổi thơ gian khó và làm đủ thứ nghề kiếm sống.
Tuổi thơ cơ cực của những danh hài đất Bắc

1. Nghệ sĩ ưu tú Xuân Hinh từng đi buôn đồng nát.

NSƯT Xuân Hinh sinh ra tại xã Yên Việt, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Tuổi thơ cơ cực của những danh hài đất Bắc - anh 1

Nghệ sĩ ưu tú Xuân Hinh từng đi buôn đồng nát

Nhà nghèo, con đông (ông là một trong 7 anh chị em), nên tuổi thơ của Xuân Hinh nếm trải nhiều khó khăn, vất vả. Gia đình không chu cấp đầy đủ nên đi làm thêm làm nếm để tự trang trải, học tại trường và học thêm, làm nhiều nghề, kể cả buôn đồng nát.

Có niềm đam mê ca hát ngay từ nhỏ, nghệ sĩ ưu tú Xuân Hinh thành công với chèo và hiện tại là một trong những danh hài được nhiều người yêu mến và đắt sô nhất ở Việt Nam.

2. Danh hài Chiến Thắng

Hồi nhỏ, nhà Chiến Thắng nghèo, cả nhà thường xuyên phải độn sắn độn khoai. Học lớp 6, anh đã bán kem rong để kiếm thêm tiền học. Tới lớp 10, anh bắt đầu với nghề gánh gạch thuê, đỡ đần cha mẹ, mỗi buổi đi học về gánh 10 gánh gạch, khoảng 200 viên thì mới về ăn cơm. Anh cũng gánh suốt 3 năm phổ thông, kể cả mỗi dịp nghỉ hè đại học.

Tuổi thơ cơ cực của những danh hài đất Bắc - anh 2

Danh hài Chiến Thắng từng gánh gạch, làm đá ốp lát, khắc bia mộ..

Hai năm ôn thi đại học ở Hà Nội, Chiến Thắng xin làm đá ốp lát, ngày làm, tối học. Cho tới khi học trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, anh vẫn làm cái nghề ấy. Thậm chí, anh còn nhận thêm nghề khắc bia mộ, nặn tượng, vẽ tranh, cái gì cũng nhận làm, miễn là chân chính mà kiếm được tiền.

3. Tuổi thơ dữ dội' của nữ diễn viên hài Vân Dung

Vân Dung không bao giờ quên những kỉ niệm thời thơ ấu, cuộc sống khó khăn phải đi mót sắn, mót khoai cùng chị gái Vân Trang. Sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật. Mẹ cô từng là diễn viên, bố cô là đạo diễn của Đoàn ca múa Tây Bắc (sau này cả bố mẹ cô đều chuyển về Quân khu II). Ngày còn bé, Vân Dung sống cùng bố mẹ ở Thái Nguyên.

Tuổi thơ cơ cực của những danh hài đất Bắc - anh 3

Hồi nhỏ, danh hài Vân Dung từng đi mót khoai, mót lúa

Trong những năm tháng mà cả đất nước còn đang khó khăn, Vân Dung cũng phải đi mót lúa, mót ngô như bất kỳ đứa trẻ nào. Cô nhớ như in những kỉ niệm, nhiều bữa trưa, bố mẹ đi làm, hai chị ở nhà ăn chung một chiếc bánh mì. Vân Dung tham ăn, lúc nào cũng đòi chị phần hơn. Hai chị em chỉ có mỗi đôi dép nên cứ phải thay phiên nhau, sáng chị đi, chiều tới lượt em và ngược lại.

Vào lớp 2, gia đình Vân Dung chuyển về Hà Nội sinh sống. Về nhà mới, cô bé ‘cò hương” Dung ngày nào cũng phải đi gánh tới 20 chục thùng nước cho cả gia đình sinh hoạt. Lên tuổi, Vân Dung đã biết nấu cơm, quét nhà, gánh nước như người lớn. Cô kể, căn nhà 6m2 dột nát đủ chỗ, cứ mưa xuống là thành bể nước, ngập đến đầu gối, nồi niêu, xong chảo nổi lềnh phềnh, nằm không nằm được, ngủ không xong, thế là bố mẹ, con cái lại ngồi ôm nhau chờ nước rút.

4. Nghệ sĩ Ưu tú Tự Long từng đi bán kem dạo

Ít có người nghệ sĩ nào vừa tự lập thân, đi lên từ vùng quê, hoàn cảnh nghèo khó lại đạt được thành tích như Tự Long.Tới hiện tại, Tự Long đã có 10 huy chương, trong đó 7 huy chương vàng với một giải thưởng toàn quân và một giải thưởng toàn quốc và 3 huy chương bạc. Nhưng ít ai biết sau những thành công, những giải thưởng đó, NSƯT Tự Long đã từng có những ngày tháng đói nghèo, vất vả cơ cực và thiếu đi tình thương, sự chăm sóc của bố mẹ từ khi anh còn chưa tròn 1 tuổi.

Lúc 9 tháng tuổi anh đã được mẹ cai sữa và cho về ở với bà nội ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Tuổi thơ, anh bám váy và bú bà trong căn nhà tranh, vách đất. Mùa đông cũng như mùa hè, hai bà cháu cứ ôm nhau nằm ngủ trên chiếc giường tre duy nhất. Tới khi học lớp 7, Tự Long được lên thị xã Bắc Ninh sống với bố mẹ thì anh vẫn là đứa trẻ khổ nhất trong số những đứa trẻ ở khu tập thể. “Cứ đến kỳ nghỉ hè tôi lại về quê ở với bà nội và chú út. Ông đóng cho tôi một thùng kem và cho mượn chiếc xe đạp, 3 tháng ròng rã tôi bon bon trên khắp chặng đường ở quê đi rao bán kem” - NSƯT Tự Long nhớ lại.

Tuổi thơ cơ cực của những danh hài đất Bắc - anh 4

Nghệ sĩ ưu tú Tự Long từng đi bán kem dạo

Tiền bán kem anh trang trải tiền học và mua sách vở, quần áo khi vào đầu năm học. Tự Long tiết lộ bí quyết bán kem thành công như thế bởi anh có một chiêu duy nhất đó là đi đến đâu cũng rao rất to, ngôn từ rất văn vẻ nên được chú ý. “Nhưng nói thật với bạn, lúc đầu đi bán kem tôi cũng rất ngại và xấu hổ lắm. Bởi dù sao mình cũng là trai phố, thị xã về quê chơi hè, thế mà lại dép lê đạp xe nhong nhong rao bán kem dạo” - NSƯT Tự Long tâm sự.
Cầm trong tay tấm bằng trong tay nhưng khó sống với nghề hơn anh tưởng. Từng làm thợ mộc, thậm chí đã từng làm lơ xe và phụ hồ xách vữa cho các công trình trên thị xã, chạy xe ôm để tăng thu nhập, có tiền nuôi sống bản thân và gửi về cho gia đình.

5. Quang Thắng từng đi…móc cống

Quang Thắng từng làm đủ nghề tại thành phố Cảng Hải Phòng. Làm nghệ sĩ sân khấu ở địa phương, cuộc sống thật không dễ dàng.

Những vai diễn không đến với anh. Quang Thắng đi móc cống để kiếm tiền, đi làm bồi bàn, bán hàng ăn, đi sửa nhà, phụ vữa, miễn sao kiếm được tiền để nuôi thân. Những ngày đó vất vả nhất, nhưng anh không buồn. Vì anh sinh ra trong một cuộc sống nghèo khó nên mọi chuyện đi qua không mang dấu vết của sự đau đớn hay oán hận.

Tuổi thơ cơ cực của những danh hài đất Bắc - anh 5

Danh hài Quang Thắng từng làm phụ xe, buôn quần áo...

Anh nhớ hoài chiếc áo mẹ mua khi anh bắt đầu vào tuổi thanh niên. Đó là chiếc áo da, hàng "sida" thôi, nhưng lại là một báu vật quý giá với một gia đình nghèo thời đó. Mẹ anh chắt bóp nhiều ngày để mua cho con chiếc áo đẹp. Nhưng anh sơ ý để kẻ trộm lấy mất. Đó là chiếc áo đẹp nhất mà mãi đến sau này anh vẫn không bao giờ có được. Về sau, khi đã kiếm được tiền, anh vẫn luôn nhớ về chiếc áo ấy, giống như một cách để giữ mình trước những cám dỗ.

Đã có thời gian dài, Thắng đi buôn quần áo từ Hải Phòng lên Hà Nội. Không thành công. Anh lại xin đi làm lơ xe cho người quen, vẫn tuyến Hải Phòng - Hà Nội.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng của mình, Quang Thắng trở thành một trong số những nghệ sĩ hài chạy sô của miền Bắc và ghi được dấu ấn trong lòng người hâm mộ.

Xem thêm:

1. Những sao Việt sớm mất cha, phải cơ cực mưu sinh

2. Bố ơi Mình đi đâu thế: Ba ông bố vắt sức bán hàng kiếm tiền mua vé tàu cho con

3. Vượng Râu sẵn sàng kết hợp với Kenny Sang

4. Duy Nhân tăng 2 kg sau 1 tháng chữa trị ung thư máu

5. Hoa hậu Nguyễn Cao Kì Duyên phạm sai lầm, Á hậu Huyền My có chiến lược khôn ngoan?

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?