1 Mạng lưới đường sắt cả nước hiện dài bao nhiêu kilomet?
icon
1800 km
icon
2600 km
icon
3400 km
Giải thích Mạng lưới đường sắt cả nước hiện dài 2.600km, nối liền các khu dân cư, trung tâm văn hóa nông nghiệp và công nghiệp.
2 Việt Nam có bao nhiêu tuyến đường sắt chính?
icon
1
icon
3
icon
5
Giải thích Hiện tại, mạng đường sắt Việt Nam gồm 5 tuyến chính và 2 tuyến nhánh.
3 Bao nhiêu tỉnh thành Việt Nam có đường sắt đi qua?
icon
25
icon
30
icon
35
Giải thích 5 tuyến đường sắt chính nối liền 35 tỉnh thành, gồm: Hà Nội - TP HCM; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn); Hà Nội - Quán Triều (TP Thái Nguyên) và 2 tuyến nhánh là Kép (Bắc Giang) - Uông Bí - Hạ Long (Quảng Ninh); Kép (Bắc Giang) - Lưu Xá (Thái Nguyên).
4 Khu vực nào ở nước ta không có mạng lưới đường sắt đi qua?
icon
Khu vực Duyên hải miền Trung
icon
Khu vực Đông Nam Bộ
icon
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Giải thích Nhiều tỉnh thành không có tuyến đường sắt chạy qua, trong đó có Thái Bình; Hà Giang, khu vực đồng bằng sông Cửu Long...
5 Ngành Đường sắt Việt Nam ra đời khi nào?
icon
Năm 1881
icon
Năm 1883
icon
Năm 1885
Giải thích Đường sắt Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp lâu đời của Việt Nam. Ngành Đường sắt Việt Nam ra đời năm 1881.
6 Đâu là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam?
icon
Tuyến đường sắt Bắc - Nam
icon
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai
icon
Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho
Giải thích Theo website của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1881 với chiều dài 71km, nối Sài Gòn với Mỹ Tho. Tuyến này do người Pháp xây dựng nhằm khai thác vùng đất giàu có ở đồng bằng sông Cửu Long. Chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho vào ngày 20/7/1885.
7 Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt quốc gia nào?
icon
Trung Quốc
icon
Lào
icon
Campuchia
Giải thích Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai hướng: Vân Nam (Trung Quốc) qua tỉnh Lào Cai và Quảng Tây (Trung Quốc) qua tỉnh Lạng Sơn, theo website Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tuyến đường sắt nối từ Hải Phòng tới thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) được người Pháp xây dựng từ năm 1901 và hoàn thành năm 1910, qua nhiều địa hình hiểm trở. Trong khoảng 855 km của tuyến có 390 km thuộc Việt Nam (từ Hải Phòng đến Lào Cai) và 465 km trên lãnh thổ Trung Quốc. Đường sắt Hải Phòng - Vân Nam hoạt động đến năm 2000 thì dừng ở phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đến năm 2015, trong một cuộc hội đàm giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Cục đường sắt Côn Minh, hai bên thống nhất mục tiêu tổ chức vận tải tiếp hàng hóa từ ga Hải Phòng đi thẳng sang các ga thuộc đường sắt Côn Minh và ngược lại. Tuyến đường sắt thứ hai nối liền với Trung Quốc được bắt đầu từ ga Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) tới thành phố Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây) đang được vận hành.
8 Tuyến đường sắt Bắc Nam do chính quyền nào xây dựng?
icon
Triều đình nhà Nguyễn
icon
Chính quyền Pháp
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Đường sắt Bắc Nam (người Pháp gọi là đường sắt xuyên Đông Dương) là đứa con tinh thần của Toàn quyền Đông Dương Jean Marie Antoine de Lanessan (nhiệm kỳ 1891-1894). Tuy nhiên, nó chỉ trở thành hiện thực dưới thời người kế nhiệm là Toàn quyền Paul Doumer (nhiệm kỳ 1897-1902). Theo website của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngày 2/9/1936 hai tuyến đường ở hai đầu Bắc - Nam được nối tại km 1.221 thuộc Hào Sơn, nay là tỉnh Phú Yên. Tuyến đường dài 1.730 km, đi qua 21 tỉnh thành, nối liền Hà Nội và TP HCM. Lễ chào mừng sự kiện hoàn thành đường sắt Bắc Nam có sự hiện diện của Hoàng đế Bảo Đại và Toàn quyền Đông Dương (khi ấy là René Robin). Người ta sau đó cho dựng một bia khắc chữ tiếng Pháp tại điểm kết nối đường sắt Bắc Nam với nội dung: "Tại đây, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, được khởi công bởi Toàn quyền Paul Doumer nhằm đánh dấu sự thống nhất của Đông Dương được hoàn thành vào ngày 2/9/1936 với sự kết nối từ tuyến đường xuất phát từ biên giới Trung Quốc ở phía Bắc và tuyến đường từ Sài Gòn đi ra ở phía Nam".
9 Việt Nam có một trong hai tuyến đường sắt thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500 m. Đó là tuyến đường nào?
icon
Hà Nội - Lào Cai
icon
Bắc Giang - Thái Nguyên
icon
Đà Lạt - Tháp Chàm
Giải thích Tuyến tàu lửa Đà Lạt - Tháp Chàm được người Pháp xây dựng từ năm 1908 nối tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Sau 24 năm toàn tuyến dài 84 km đưa vào hoạt động. Đây là một trong hai cung đường sắt thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500 m, cùng với cung đường Jungfraujoch vượt dãy Alpes ở Thụy Sĩ. Năm 1972, do chiến sự ác liệt ở miền Nam, đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm ngưng hoạt động. Giữa năm 1975, khi đất nước thống nhất, tuyến đường vận hành trở lại nhưng không lâu sau đó cũng phải dừng vì không hiệu quả kinh tế. Phần lớn đường ray, tà vẹt trên tuyến đường bị tháo gỡ, các đầu tàu chuyên dụng dùng để leo đèo sau đó cũng bị bán cho một doanh nghiệp của Thụy Sĩ. Hiện chỉ còn 7 km Đà Lạt - Trại Mát còn được sử dụng để phục vụ khách du lịch. Tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đang được nghiên cứu để khôi phục.
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
(Ngày Nay) - Chương trình chính luận nghệ thuật "Con đường lịch sử" là dịp đặc biệt để người dân cả nước cùng tự hào nhìn lại chặng đường vẻ vang của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
(Ngày Nay) - Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết có kế hoạch ra mắt mô hình o3 mini vào cuối tháng 1 và bản o3 đầy đủ sau đó, bởi các mô hình ngôn ngữ lớn mạnh hơn có thể vượt trội hơn mô hình hiện có.
(Ngày Nay) - Bộ Giao thông Vận tải sẽ có giải pháp đầu tư hợp lý, hiệu quả, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư bảo đảm đồng bộ với các tuyến cao tốc, đặc biệt với các tuyến cao tốc sắp đưa vào khai thác.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?