(Ngày Nay) - Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt tên cho Quảng trường Ba Đình lịch sử, nhưng thực tế, tác giả cái tên ấy lại là một người khác.
1 Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, do ai đặt tên?
icon
Đinh Công Tráng
icon
Trần Văn Lai
icon
Phạm Khắc Hòe
Giải thích Gắn liền với sự kiện ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), xung quanh tên gọi Quảng trường Ba Đình có người tưởng là do Bác Hồ đặt tên. Nhưng người đặt tên Ba Đình đầu tiên lại là một người khác. Người đó là bác sĩ Trần Văn Lai. Trần Văn Lai (1894 - 1975), ông là Thị trưởng (Đốc lý) đầu tiên và duy nhất của thành phố Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim. Nhưng trong một tháng cầm quyền ngắn ngủi đó, ông đã làm được hai công việc vĩ đại là dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ hành chính và thay tên cho hầu hết các địa danh ở Hà Nội. Việc đầu tiên mà ông làm là cho giật đổ hầu hết tượng mà thực dân Pháp đã dựng ở Hà Nội: Tượng bà đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam; tượng Sĩ Công Nông Thương ở vườn hoa Canh Nông (nay là vườn hoa India Gandhi); tượng Toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Việc làm của ông đã được người Hà Nội yêu nước nhiệt tình hưởng ứng. Tiếp đó ông còn tiến hành đổi một loạt tên phố Hà Nội, làm một cuộc thay máu thật sự, để trả lại cho các địa danh Hà Nội những giá trị lịch sử vốn có. ... Với uy tín, nỗ lực cá nhân và công lao với cách mạng, ông là một trong bốn nhân sĩ Hà Nội được Hồ Chí Minh tặng chiếc radio sau năm 1954. Ngày 4 tháng 11 năm 1954, ông được cử làm Ủy viên Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội.
2 Quảng trường Ba Đình được đặt tên theo chủ trương của ai?
icon
Trần Trọng Kim
icon
Vũ Ngọc Anh
icon
Hoàng Xuân Hãn
Giải thích Việc đặt tên Quảng trường Ba Đình nằm trong chủ trương chung của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc bấy giờ.
3 Quảng trường Ba Đình gắn liền với sự kiện lịch sử nào sau đây?
icon
Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
icon
Người dân Hà Nội tham gia cuộc mít tinh và cuộc duyệt binh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam mừng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở về Thủ đô
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 1 tháng 1 năm 1955, người dân Hà Nội tham gia cuộc mít tinh và cuộc duyệt binh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam mừng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở về Thủ đô. Ngày 9 tháng 9 năm 1969, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cử hành trọng thể. Ngày 2 tháng 9 năm 1975, cuộc diễu binh và diễu hành mừng thống nhất đất nước được tổ chức vô cùng long trọng. Ngày 10 tháng 10 năm 2010, nhân dịp kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đây là nơi diễn ra lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành có quy mô lớn. Hằng ngày vào lúc 6h từ 1/4 - 31/10 hoặc 6h30 từ 1/11 - 31/3, lễ thượng cờ được bắt đầu và lễ hạ cờ diễn ra lúc 21h. Ngày 2 tháng 9 năm 2015 diễn ra lễ diễu binh quy mô lớn kỉ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
4 Quảng trường Ba Đình còn có tên gọi khác là gì?
icon
Quảng trường Độc lập
icon
Quảng trường 2/9
icon
Chỉ có một tên duy nhất
Giải thích Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau thời điểm đó, Quảng trường Ba Đình có tên mới là Quảng trường Độc lập. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Pháp chiếm lại đặt tên là Quảng trường Hồng Bàng. Sau năm 1954, đề nghị lấy tên cũ là Quảng trường Độc lập nhưng Bác Hồ không đồng ý và yêu cầu giữ nguyên tên Quảng trường Ba Đình đến bây giờ, mặc dù mãi về sau này qua mấy kỳ họp của Hội đồng nhân dân thành phố, có người đề nghị tên mới là Quảng trường 2/9.
5 Quảng trường Ba Đình được xem là quảng trường...
icon
Lớn nhất Việt Nam
icon
Lớn nhất Đông Dương
icon
Lớn nhất Đông Nam Á
Giải thích Quảng trường Ba Đình trước đây nằm trong phạm vi Hoàng Thành Thăng Long. Là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình ngày nay có khuôn viên với chiều dài 320m và rộng 100m, có 240 ô cỏ, xen giữa là lối đi rộng 1,4m. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m.
(Ngày Nay) - Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá tại các làng nghề của Hà Nội, mở ra cơ hội, hướng phát triển mới, hội nhập sâu rộng với thế giới cho làng nghề Bát Tràng.
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
(Ngày Nay) - Thời điểm cuối tháng 10 cũng là lúc trên khắp các triền núi, thửa ruộng bậc thang của vùng đất xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình bắt đầu khoác lên mình tấm áo vàng óng của mùa lúa chín.
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
(Ngày Nay) - Hàn Quốc có thể sớm gia nhập danh sách ngày càng dài các quốc gia cấm điện thoại di động trong lớp học, vì chính sách này đang nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng từ giáo viên, phụ huynh và chính trị gia tại đây.
(Ngày Nay) - 3 lý do chính có thể dẫn đến thất bại của bà Harris: sự suy giảm ủng hộ từ cử tri truyền thống, thiếu sự chuẩn bị cho cuộc đua cấp quốc gia và thiếu thông điệp rõ ràng.
(Ngày Nay) - Sáng 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
(Ngày Nay) - Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững có chủ đề “Lên tiếng cho mai sau” đã bế mạc chiều 3/11 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội).
(Ngày Nay) - Trong những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ, tiến hành vận động tranh cử tại Michigan vào ngày 3/11.