Hoan nghênh động thái này, Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cho rằng: "Đây là một bước đột phá lớn để thích ứng với Công ước UNESCO năm 2005 về nhu cầu của thời đại. Các hướng dẫn này là một cách để đảm bảo rằng môi trường số có thể hoàn thành tất cả các lời cam kết, hứa hẹn trở thành một động cơ cho một xã hội hòa nhập và sáng tạo".
Văn bản về việc Thực hiện Công ước trong Môi trường số được xác nhận vào ngày 15/6 vừa qua bởi các Bên tham gia Công ước UNESCO về Bảo vệ và Phát huy tính đa dạng của các biểu thức văn hoá, trong cuộc họp hai năm một lần tại trụ sở của UNESCO.
Văn bản này cũng giải quyết nhu cầu đảm bảo cung cấp nội dung có tính công khai cho công chúng, không phân biệt đối xử với văn hoá trên cơ sở xuất xứ, ngôn ngữ hoặc các yếu tố xã hội. Các văn bản hướng dẫn cũng khẳng định lại sự cần thiết phải tôn trọng nhân quyền trong môi trường số, đặc biệt là tự do ngôn luận, tự do nghệ thuật và bình đẳng giới.
Cách mạng kỹ thuật số thay đổi ngành công nghiệp văn hoá
Hướng dẫn này là kết quả của 5 năm nghiên cứu và tranh luận giữa các chuyên gia, đại diện các chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự về những thách thức và tiềm năng được tạo ra bởi việc mở rộng mạng lưới xã hội và nội dung do người sử dụng tạo ra, sự gia tăng các thiết bị đa phương tiện và sự xuất hiện mạnh mẽ của trang web công ty. Những yếu tố này có nghĩa là môi trường kỹ thuật số yêu cầu các mô hình kinh doanh mới, cũng như tăng cường các chính sách để bảo vệ bản quyền.
Như đã ghi nhận trong báo cáo của UNESCO - Tái định hình Chính sách Văn hoá: "cuộc cách mạng kỹ thuật số đã làm thay đổi cơ bản ngành công nghiệp văn hoá. Đồng thời, không phải tất cả mọi người đều có cơ sở hạ tầng cần thiết (thiết bị và kết nối internet) và các nghệ sĩ không phải lúc nào cũng có trình độ kỹ thuật. Do đó, các văn bản này sẽ hướng dẫn các chính phủ muốn khai thác tiềm năng của môi trường số trong việc phát triển ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo”.
Hỗ trợ thế hệ nghệ sĩ tiếp theo
Nhu cầu bảo vệ sự tự do thông tin trên mạng internet đồng thời đảm bảo rằng các nhà sản xuất nội dung đang ngày càng được chú ý, đặc biệt là nhờ xã hội dân sự.
Ngày 12/6, một số đại diện của các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường pháp chế trên toàn thế giới. Động thái này xảy ra trong một sự kiện do UNESCO và Hiệp hội các nghệ sĩ và nhạc sĩ quốc tế (CISAC) tổ chức, đại diện cho bốn triệu nghệ sĩ trên toàn thế giới.
Nhà soạn nhạc người Pháp Jean-Michel Jarre, Đại sứ thiện chí của UNESCO và Chủ tịch CISAC cho biết: "Chúng tôi cần một mô hình kinh doanh mới để đảm bảo sân chơi công bằng cho các nghệ sĩ, nếu không sẽ không thể có những Victor Hugo, Coldplay hay Stanley Kubrick tiếp theo được".