Ứng phó với các tác động của sóng nhiệt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á đang phải đối mặt với những kỷ lục nắng nóng (hay còn gọi là sóng nhiệt) tồi tệ nhất lịch sử.
Ứng phó với các tác động của sóng nhiệt

Sóng nhiệt là khoảng thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết nóng bất thường, thường kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần. Sóng nhiệt hình thành khi không khí tĩnh (ít di chuyển) tại một địa phương hay một vùng. Sóng nhiệt có thể gây ra các bệnh như suy kiệt, đột quỵ do nhiệt, thậm chí là tử vong.

Vừa qua, Việt Nam đã ghi nhận một số điểm nóng từ 41 - 42 độ C ở các tỉnh như Sơn La, Nghệ An. Phía Tây Bắc Bộ và khu vực miền Trung đã xuất hiện ba đợt nắng nóng diện rộng nhưng đã có tới hai đợt ghi nhận những giá trị nắng nóng vượt mức kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước.

Tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, mức nhiệt 41,4 độ C được ghi nhận vào ngày 22/3, cao hơn kỷ lục cũ thiết lập năm 1996 tới 3,3 độ C. Đây là mức nhiệt cao nhất từng ghi nhận tại nước ta vào tháng 3 trong lịch sử quan trắc khí tượng.

Ông Nguyễn Văn Hưởng phân tích, nóng kỷ lục ở châu Á và Đông Nam Á trong tháng 4 là do dòng xiết gió Tây nhánh phía Nam cao nguyên Ti-bét di chuyển lên phía Bắc sớm, tạo điều kiện cho vùng thấp nóng ở châu Á hoạt động sớm và mạnh hơn so với trung bình hàng năm, gây ra nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm. Ở Việt Nam, ngoài tác động của vùng thấp nóng châu Á, còn chịu ảnh hưởng của gió phơn, khi tác động đến dãy Hoàng Liên Sơn và phía Tây Trường Sơn sẽ gây ra hiệu ứng gió phơn làm cho mức độ nắng nóng ở Tây Bắc Bộ và phía Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị gay gắt hơn.

Đề cập đến tình hình nắng nóng trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, năm 2023, cao điểm nắng nóng tại miền Bắc tập trung vào tháng 6 - 7; miền Trung là tháng 6 - 8. Các đợt nắng nóng trung bình kéo dài từ 2 - 4 ngày, có đợt dài hơn. Số ngày nắng nóng năm 2023 có thể xuất hiện nhiều hơn so với năm 2022. Nhiều khả năng còn xuất hiện những giá trị nhiệt độ cao nhất vượt kỷ lục cũ đã từng được quan trắc.

Để ứng phó với hiện tượng sóng nhiệt, ông Nguyễn Văn Hưởng lưu ý, đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng cần bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn, hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc, người dân không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc, người dân nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng từ 15 - 20 phút.

Người dân khi phải làm việc trong môi trường nắng nóng cần hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy; sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính, quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi, sử dụng thêm các loại kem chống nắng.

Người dân khi làm việc trong môi trường nắng nóng không sử dụng các loại đồ uống có cồn; cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc, uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc, khi uống nước cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Mọi người cần thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt thông gió phù hợp.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sóng nhiệt gây nên tình trạng không thoải mái cho tất cả mọi người, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh. Nhiệt độ cao có thể gây ra các bệnh như chuột rút do nhiệt, đột quỵ do nhiệt và thậm chí tử vong. Sóng nhiệt dẫn đến nóng đột ngột, làm cho cơ thể con người bị mất nước và mất muối, là nguyên nhân chủ yếu gây ra các trường hợp tử vong do thời tiết.

Nhiệt độ quá nóng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống ở các vùng cao thường xuyên lạnh, vì họ kém thích nghi và ít chuẩn bị để đối phó với tình trạng nhiệt độ quá cao. Trẻ em, người lớn tuổi, những người mắc bệnh và người nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương hơn so với những người khác trong các đợt sóng nhiệt.

Hiện nay, biến đổi khí hậu thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và theo đó, sóng nhiệt sẽ dài hơn trong những ngày hè. Vì vậy, những tác động của sóng nhiệt lên sức khỏe ngày càng gia tăng về tần suất và số lượng người mắc. Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến tình trạng ở thành thị thường nóng hơn so với môi trường xung quanh ở nông thôn. Điều đó làm tăng nhu cầu về điện trong mùa hè, để dùng máy điều hòa nhiệt độ, quạt... sẽ làm tăng ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính từ các nhà máy điện, khu đô thị. Sóng nhiệt thường đi kèm với khoảng thời gian dài không khí bị “tù đọng” dẫn đến gia tăng ô nhiễm không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe do ô nhiễm không khí.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.