UNICEF: 5,6% trẻ em Việt Nam có nguy cơ bị buôn bán

Những con số đáng báo động mới được công bố trong báo cáo ngày 13/8 của UNICEF về tình trạng buôn bán trẻ em Việt Nam.


UNICEF: 5,6% trẻ em Việt Nam có nguy cơ bị buôn bán

Chưa đến 1/10 (9,48%) nạn nhân từng bị buôn bán hoặc bóc lột lao động nhận được các hình thức hỗ trợ khi về nước, trong khi có tới 5,6% trẻ em ở Việt Nam “có nhiều khả năng có các trải nghiệm liên quan đến buôn bán trẻ em”.

Đó là kết quả nghiên cứu do Coram International, tổ chức chuyên về quyền trẻ em, thực hiện cùng UNICEF Việt Nam, Viện Khoa học Lao động và Xã hội và UNICEF Vương Quốc Anh về nạn buôn bán trẻ em và bóc lột lao động.

“Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng về quy mô của nạn buôn bán trẻ em và trải nghiệm của trẻ em bị buôn bán và bóc lột. Nghiên cứu cũng cho thấy cả trẻ em gái và trẻ em trai đều bị ảnh hưởng, củng cố tính cần thiết cần phải có các biện pháp phòng ngừa và ứng phó nhạy cảm về giới”, bà Lesley Miller, Phó trưởng đại diện UNICEF Việt Nam, cho biết trong một thông cáo.

Báo cáo khẳng định trẻ em có nguy cơ bị buôn bán trên phạm vi toàn quốc, ở trong nhiều ngành nghề khác nhau, và các em gái và em trai đều có nguy cơ như nhau.

Theo đó, phần lớn các nạn nhân buôn bán người lại là người chủ động quyết định di cư để tìm đến các cơ hội tốt hơn, sau đó bị bóc lột khi theo đuổi các cơ hội này. Trẻ em và thanh thiếu niên xuất thân từ hoàn cảnh thiếu thốn, nghèo đó có nhiều nguy cơ bị buôn bán. Phần lớn nạn nhân bị bạo lực và bóc lột lao động.

“Phần đông nạn nhân của buôn bán chưa bao giờ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Ngoài ra, phát hiện của nghiên cứu chỉ ra các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu tập trung vào một nhóm nạn nhân nhất định, điển hình là nạn nhân nữ bị buôn bán qua biên giới để bóc lột tình dục và kết hôn”, bà Kara Apland, nghiên cứu viên cao cấp của Coram International, cho biết.

Báo cáo đưa ra một số khuyến nghị để giải quyết vấn nạn này, bao gồm tích hợp phòng ngừa và ứng phó, phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em toàn diện, giúp trẻ em tiếp cận giáo dục và kỹ năng và giới thiệu cơ hội việc làm an toàn và các chương trình tạo sinh kế cho thanh thiếu niên.

Theo Zing
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.