Vào rừng thiền để 'trốn tránh' dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại một khu rừng nằm phía nam đảo Jeju (Hàn Quốc), 28 người đã tham gia một cuộc thi có tên "Mơ mộng". Thể lệ của cuộc thi này vô cùng đặc biệt, những người tham gia sẽ ngồi thiền trong 90 phút, người chiến thắng sẽ là người có nhịp tim thấp và ổn định nhất.
Vào rừng thiền để 'trốn tránh' dịch bệnh

"Mơ mộng" là ý tưởng của nghệ sĩ Woopsyang, được tổ chức lần đầu vào năm 2014 nhằm đi ngược lại nhịp sống gấp rút và đầy áp lực trong xã hội Hàn Quốc. Cuộc thi này không chỉ nhận được sự hưởng ứng của giới trẻ xứ Hàn mà còn được áp dụng mô hình, tổ chức tại Hong Kong, Hà Lan.

Người chiến thắng trong số 28 thí sinh tham gia cuộc thi năm nay là một nhà tạo mẫu tóc ở Jeju, người hầu như không di chuyển trong 90 phút.

“Do ảnh hưởng của đại dịch, chúng ta có rất nhiều thời gian ở nhà, nhưng phần lớn trong số đó chúng ta luôn phải căng thẳng suy nghĩ về dịch bệnh và cảm thấy lo sợ. Giờ là lúc cần mơ mộng hơn bao giờ hết”, bà Woopsyang nhấn mạnh.

Vào rừng thiền để 'trốn tránh' dịch bệnh ảnh 1

Bà Woopsyang người sáng lập cuộc thi "Mơ mộng". Ảnh: The Washington Post

Một số chuyên gia đã nhận định rằng những áp lực do đại dịch gây ra có thể khiến thân thể và tâm trí con người ta rơi vào một cái gọi là “chế độ sinh tồn ảo”.

“Đối mặt với những mối đe dọa chưa từng có của dịch bệnh, mọi người sẽ khó có thể giữ được sự bình tĩnh, và ngừng lo lắng về việc sẽ phải phản ứng ra sao trước diễn biến của đại dịch”, bác sĩ tâm thần Shin Dong-won từ Bệnh viện Kangbuk Samsung (Seoul) cho biết. “Trong thời điểm bất thường này, những gì bộ não cần là một khoảng thời gian tĩnh lặng để giữ cho tinh thần thoải mái, thoát khỏi chu kỳ lo lắng kéo dài của bản thân”.

Theo Lee Ji-won, một sinh viên đại học 24 tuổi, 90 phút tham gia "Mơ mộng" là khoảng thời gian dài nhất mà cô từng cảm nhận được.

“Dịch bệnh đã giúp tôi có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, nhưng tôi cảm thấy bị áp lực phải làm sao để tận dụng khoảng thời gian này một cách hiệu quả nhất”, Lee chia sẻ.

Là một sinh viên năm cuối chuyên ngành công tác xã hội, Lee Ji-won đang chuẩn bị ra trường và sẽ dấn thân vào cuộc thị trường tuyển dụng khốc liệt của Hàn Quốc, vốn càng ít cơ hội do dịch bệnh.

Hơn một năm qua, Lee thường xuyên phải sử dụng các thiết bị điện tử để tham gia các lớp học trực tuyến. Trong những lúc rảnh rỗi, cô gần như chỉ biết lướt các mạng xã hội.

Vào rừng thiền để 'trốn tránh' dịch bệnh ảnh 2

Nữ sinh viên Lee Ji-won là một trong số 28 thí sinh năm nay. Ảnh: The Washington Post

Để giải thoát chính bản thân mình, Lee đã quyết định bay đến Jeju để tham gia cuộc thi "Mơ mộng".

“Lần này tôi thực sự có thể thả lỏng bản thân mình, tôi cảm thấy vô cùng thoải mái”, cô chia sẻ sau khi bước ra khỏi khu rừng.

Ông Jwa Hyeon-guk, 40 tuổi, cũng đã quyết định đóng cửa nhà hàng trên đảo Jeju của mình trong một ngày để tham gia cuộc thi.

“Nhà hàng của tôi mất đi sự nhộn nhịp vốn có do ảnh hưởng của đại dịch, giờ đây tôi có nhiều thời gian rảnh hơn, nhưng vẫn không thể dành khoảng thời gian đó để nghỉ ngơi theo đúng nghĩa”, Jwa nói.

Vào rừng thiền để 'trốn tránh' dịch bệnh ảnh 3

Ông Jwa cho biết mình thường xuyên phải sử dụng điện thoại để kiểm tra đánh giá của khách hàng trên các ứng dụng giao hàng và liên tục suy nghĩ về cải thiện mô hình kinh doanh. Ảnh: The Washington Post

“Thật khó khi không thể tương tác trực tiếp với khách hàng”, ông Jwa chia sẻ. “Tôi nhớ những ngày nhà hàng tấp nập khách đến dùng bữa, nhớ cảm giác được giao lưu, trò chuyện với họ”.

Ông Jwa cho biết mình đã cố gắng ngừng suy nghĩ về công việc kinh doanh của mình và chỉ tập trung vào cuộc thi. "Những ngày này thật khó khăn, nhưng tôi tin những ngày tốt đẹp chắc chắn sẽ đến".

Theo dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần thứ ba tại Hàn Quốc vào cuối năm ngoái, doanh số của các nhà hàng đã giảm hơn 1/3 so với cùng kỳ năm 2019.

Bà Youn Kyoung-won, một chủ cơ sở bán lẻ trái cây, cũng đã cùng con gái vào rừng tham gia cuộc thi

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Hàn Quốc, bà Youn như bị mắc kẹt’ trong chính căn nhà của mình. Bà vừa phải duy trì công việc kinh doanh của mình, vừa phải nuôi dạy con cái.

Vào rừng thiền để 'trốn tránh' dịch bệnh ảnh 4

Bà Youn Kyoung-won cùng con gái đã tham gia cuộc thi thiền trong rừng. Ảnh: The Washington Post

“Tôi cảm thấy bản thân trở nên dễ cáu giận hơn và luôn trong trạng thái bị căng thẳng, và muốn trút mọi bực dọc lên con gái”, bà Youn chia sẻ. Chính cô con gái đã đề nghị hai mẹ con cùng tham gia cuộc thi để được thư giãn cùng nhau.

Một nghiên cứu về gia đình và môi trường của Hàn Quốc năm 2020 cho thấy, 2/3 nữ giới tham gia khảo sát có cùng gánh nặng nuôi dạy con cái ngày càng tăng lên khi dành nhiều thời gian hơn ở nhà do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Theo The Washington Post
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.