Với hình ảnh cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi... Làng cổ Đường Lâm tạo nên một khung cảnh thật đơn sơ nhưng rất đỗi thanh bình.
Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh – (Nguồn ảnh: Xứ đoài Mây trắng) |
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, Làng cổ Đường Lâm đang trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách khi có tới 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.Đường Lâm hiện có 350 ngôi nhà được bảo tồn nguyên vẹn và hàng nghìn ngôi nhà truyền thống. Nét độc đáo nhất ở đây là những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi với vật liệu xây dựng chủ yếu là đá ong.
Sau Hội An, phố cổ Hà Nội - những phố cổ nơi đô thị, thì Đường Lâm là ngôi làng cổ điển hình hiện còn bảo tồn được khá nguyên vẹn những dấu tích của làng Việt cổ ở vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng –( Nguồn ảnh: Toidi.net) |
Đây còn là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, nơi duy nhất "một ấp sinh hai vua": Vua Phùng Hưng và Ngô Quyền. Đường Lâm cũng là nơi có Văn Miếu trấn Sơn Tây - biểu tượng của truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo được thể hiện qua hai tấm bia đá ghi tên 288 vị khoa giáp từ thời nhà Lý đến cuối thời nhà Mạc ở Trấn Sơn Tây xưa.
Lăng mộ Vua Ngô Quyền – (Nguồn ảnh: Wikipedia) |
Hậu cung thờ Phùng Hưng (nơi đặt tượng của ông) tại đền thờ ở thôn Cam Lâm xã Đường Lâm – (Nguồn ảnh: Doãn Hiệu) |
Địa linh nhân kiệt tác thành hai vua”
Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.
Cổng làng đặc biệt Mông Phụ - với kiến trúc một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng – (Nguồn ảnh: Làng cổ Đường Lâm) |
Nét riêng nhất chính là kiến trúc làng: những ngả đường hình xương cá gồm một trục đường chính với rất nhiều ngõ nhỏ thông với nhau, người làng đi đằng nào cũng về đến nhà và trộm chạy đằng nào rồi cũng bị bắt (vì khi có động, tráng đinh cả làng ùa ra, ngay lập tức gặp nhau ở một chỗ).
Tây Nguyên (TH)
Xem thêm:
Vào cửa miễn phí, Công viên nước Hồ Tây