VFF và bản hợp đồng “hớ” mang tên VPF

(Ngày Nay) - Các khoản chi tiêu cho công tác quản lý, tổ chức giải tăng cao nhưng chất lượng giải đấu, đặc biệt V-League không có sự thay đổi đáng kể. Nếu xét về hiệu quả, bản hợp đồng với Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) có thể xem là thương vụ hớ của VFF.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phải nhắc lại một chút là năm 2012, với mong muốn nâng cao chất lượng V-League và giải hạng Nhất, tạo nên nguồn thu lớn cho bóng đá, ông bầu Nguyễn Đức Kiên đã “phất cờ” thành lập Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Toàn bộ khâu quản lý, tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam gồm V-League sau đó được VFF trao cho VPF thực hiện. Mỗi năm, VPF chỉ có trách nhiệm trả lại cho VFF 10 tỉ đồng. Số tiền này dùng cho công tác đào tạo trẻ, hoạt động của các ĐTQG và các hoạt động khác.

Những tưởng sự ra đời của VPF, như mong muốn của bầu Kiên, sẽ tạo nên diện mạo mới cho V-League nói riêng và đời sống bóng đá Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực tế không như mộng ảo, qua 5 năm V-League trong tay VPF vẫn xập xệ như cũ, thậm chí có phần gây thất vọng với công chúng.

Báo cáo của VPF chuẩn bị cho Đại hội cổ đông diễn ra đầu tháng 12 này cho thấy, hầu hết các thông số chuyên môn của V-League đều không tăng so với trước đây. Thực ra chuyện này không cần chờ tới báo cáo của VPF, giới bóng đá cũng có thể sớm đánh giá được. Qua 5 năm, V-League vẫn y nguyên với những căn bệnh trầm kha, từ vấn nạn bạo lực tới sai sót của trọng tài. Chỉ riêng mùa giải 2017, đã có hàng loạt sự cố xảy ra, từ nhỏ tới nghiêm trọng liên quan tới quyết định của các ông “vua áo đen”. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến VPF buộc phải áp dụng “chiêu” thuê trọng tài nước ngoài làm nhiệm vụ ở những trận cầu nóng, thực chất chỉ nhằm tránh áp lực từ dư luận. Hay như việc lâu lâu làng bóng lại ồn ào với những pha “đánh nguội” đúng chất võ sĩ ở sân cỏ V-League.

Sự ra đời của VPF cũng không giúp giải quyết được triệt để vấn đề “một ông chủ, nhiều đội bóng” liên quan tới ông bầu Đỗ Quang Hiển. Từ việc chỉ nắm 2 đội SHB Đà Nẵng và CLB Hà Nội, số đội bóng dưới quyền ông Hiển hiện đã tăng lên 4, thêm Sài Gòn FC và Quảng Nam. Thành thử mùa giải năm nay, khi trước vòng quyết định chức vô địch, vấn đề chuyên môn không hề được đề cập tới. Thay vào đó, người ta dự đoán xem Quảng Nam có đăng quang “đúng quy hoạch” hay không. Rốt cuộc, đội bóng xứ Quảng vô địch thật. Dù không có bằng chứng để khẳng định Quảng Nam được “hỗ trợ”, nhưng chức vô địch V-League trong mắt công chúng đã trở nên mất giá.

Sự thất bại của VPF còn thể hiện qua việc, số lượng khán giả mùa giải vừa qua đã giảm xuống so với trước đó. Báo cáo của VPF trước HĐQT công ty cũng thừa nhận tình trạng này. Một số thông tin đồng thời cho biết, hiện công tác vận động tài trợ của VPF đang đứng trước khó khăn lớn. Sau 3 năm tài trợ cho V-League, công ty Toyota của Nhật Bản sẽ hết hợp đồng vào cuối mùa giải này và sẽ không gia hạn. Việc kiếm đâu hơn 40 tỉ đồng bù vào khoản tiền tài trợ của Toyota quả không dễ dàng, trong bối cảnh V-League thiếu điểm sáng và lại quá thừa nét xám.

Làm kém nhưng tiêu nhiều

Theo tìm hiểu, chi phí quản lý doanh nghiệp của VPF trong năm 2017 lên tới hơn 11 tỉ đồng. Với tổng doanh thu hơn 190 tỉ đồng, VPF đã tiêu hết….190 tỉ, chỉ dư lại con số lẻ.

Báo cáo cho biết tiền lương và quyền lợi khác cho Ban giám đốc (gồm 2 người) của VPF trong năm 2015 là 2,1 tỉ đồng. Tới năm 2016, con số này giảm xuống một chút nhưng vẫn gần 1,8 tỉ đồng. Đấy là chưa kể mỗi chuyến công tác, lãnh đạo cấp cao VPF thường ở khách sạn hạng sang, chi tiêu khá thoải mái tay.

Mức lương của lãnh đạo Ban giám đốc VPF cũng gần 60 triệu đồng/tháng. Theo Chủ tịch một đội bóng lớn ở phía bắc, tiền lương một CEO như trên là không lớn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là với mức lương trên, bộ sậu lãnh đạo của VPF đã hoàn thành và hoàn thành tốt trách nhiệm hay chưa. Nếu nhìn vào thực tế V-League ở mùa giải 2017 thì câu trả lời rất dễ đưa ra là chưa.

Ngày 3/12 tới, VPF sẽ tiến hành Đại hội cổ đông. Dự báo khi đó, một loạt sự thay đổi về nhân sự có thể được đưa ra. Đây có vẻ như cũng là yêu cầu cấp thiết, trong bối cảnh VPF không tạo được sự thay đổi tích cực với dàn lãnh đạo cũ. Chủ tịch HĐQT Võ Quốc Thắng từng đề cập nguyện vọng xin nghỉ. Long An của ông Thắng đôi năm trở lại đây lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, và vừa chính thức rớt hạng V-League. Doanh nghiệp của bầu Thắng được biết cũng đang nợ VPF nhiều tỷ đồng chưa thanh toán.

Đã có những câu hỏi đặt ra là sau 5 năm, liệu đã đến lúc VFF cần đánh giá lại bản hợp đồng với VPF hay chưa, khi V-League nhìn đâu cũng thấy khó. 

Ảnh minh họa: TTXVN
10 đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.
Sử dụng ứng dụng VssID cho khám chữa bệnh. Ảnh minh họa: TTXVN
Phụ huynh có thể tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký tài khoản VssID cho con
(Ngày Nay) - Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Trường hợp trẻ đủ 6 tuổi (72 tháng) mà chưa đến kỳ nhập học lớp 1 thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó. Đối với học sinh lớp 12, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.
Ảnh minh hoạ.
Sự bí ẩn của thứ gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Trung Quốc
(Ngày Nay) - Bột ngọt, hay còn gọi là mì chính, vốn là "món hàng ngoại” được nhập từ Nhật Bản, nhưng giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Trung Hoa, sánh ngang với món gà Kung Pao. Tuy nhiên, sự phổ biến của nó không phải là điều được định sẵn.